Thực phẩm làm sạch phổi cực tốt mà bạn không ngờ tới
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng có thể là 'thuốc độc' với những bệnh này / Sáng ngủ dậy làm những việc này, cả đời không lo bệnh tật
Nước
Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày giúp các chất độc trong cơ thể đào thải dễ dàng hơn cũng như làm ẩm các mô đường hô hấp. Người trưởng thành nên bổ sung khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và thanh lọc bớt lượng chất độc trong cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêmnhững loại nước ép từ hoa quả giàu vitamin Cnhư nước cam ép, bưởi ép…
Nước chanh cũng là một trong số những loại nước có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc phổi bạn nên sử dụng. Với người bị bệnh suyễn hay những bệnh liên quan đến phổi thì nước cốt chanh là một trong những thực phẩm thanh lọc phổi làm giảm triệu chứng đau và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa cải thiện chức năng của hệ miễn dịch hiệu quả. Một cốc nước chanh mỗi sáng giúp đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình thanh lọc phổi của cơ thể.
Sữa tươi
Những người mắc chứng bệnh về phổi thường có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn người bình thường. Lượng vitamin D thiếu hụt có thể gây viêm phổi. Vì vậy, cung cấp lượng vitamin cần có cho cơ thể mỗi ngày là điều cần thiết để ngăn ngừa chứng bệnh về phổi trở nặng.Sữa và các chế phẩm từ sữa có nhiều dưỡng chất phong phúlà thức uống bổ dưỡng chứa lượng vitamin và khoáng chất cải thiện sức khỏe và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể bạn có thể tham khảo.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, qua quá trình pha chế và nấu nướng, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng đã bị thất thoát ít nhiều dẫn đến việc không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loạichế phẩm vitamin và thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏelà điều nên làm. Tuy nhiên, khi chọn mua về sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng cơ thể bị kích ứng hay thừa chất.
Trái cây có múi
Trái cây có múi bổ dưỡnglà những loại trái cây như cam, quýt, bưởi.. đóng vai trò cung cấp lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm làm sạch phổi với khả năng tăng cường hệ miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi cho các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa chất oxy hóa chống lại những tác động từ môi trường xung quanh.
Hạt lanh
Hạt lanh là nguồn thực phẩm tốt cho phổi nhờ chứa lượng Omega-3 dồi dào. Một bát ngũ cốc thêm chút hạt lanh mỗi buổi sáng là cách dễ dàng nhất giúp bạn thanh lọc cơ thể.
Ớt chuông
Ngoài cam quýt thì ớt chuông cũng là thực phẩm cung cấp lượng vitamin C cao. Trong đó, ớt chuông vàng chứa lượng vitamin C và các dưỡng chất cao nhất. Lượng vitamin C có trong quả ớt chuông vàng gấp đến 5 lần so với nhu cầu về chất này của bạn hàng ngày.
Trà xanh
Những người hút thuốc lá thường dễ mắc chứng bệnh về phổi. Một số hợp chất trong thuốc lá gây dày nội mạc động mạch khiến sự tiết axit dạ dày giảm, lượng đường huyết tăng. Khi đó, chất catechin trong trà lại có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong máu, tăng nhu động dạ dày. Có thể nói,trà xanh là thực phẩm tốt cho phổimà người hút thuốc lá thường xuyên nên uống để giảm tác động của thuốc lá đến phổi. Ngoài ra, trà xanh còn là món đồ uống giải độc, lợi tiểu rất tốt cho cơ thể.
Việt quất
Trong khi rau chứa lượng vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe thì trái cây cũng là nguồn thực phẩm bổ phổi nên cho vào thực đơn. Những loại quả có màu đỏ và màu tím có xu hướng chứa lượng vitamin và khoáng chất cao nhất. Việt quất là một trong số những loại quả bổ dưỡng đó.
Gừng
Đây là gia vị và cũng là vị thuốc có tác dụng giảm viêm, đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ chất ô nhiễm từ phổi ra ngoài. Gừng cũng giúp giảm tắc nghẽn phổi để cho quá trình hô hấp được lưu thông tốt nhất.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất flavonoid giúp loại bỏ chất gây ung thư và độc tố ra khỏi phổi. Theo nghiên cứu cho thấy, người ăn 6 tép tỏi/ tuần có lá phổi hoạt động tốt hơn và ít nguy cơ mắc ung thư phổi.
Hành
Với những người hút thuốc, ăn hành có thể giúp khử độc tố trong phổi. Do đó, loại thực phẩm này rất tốt để bồi bổ phổi.
Rau cải xanh
Ngoài rau cải xanh, họ nhà cải như súp lơ, bắp cải hay cải xoăn đều chứa chất oxy hóa hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố tuyệt vời. Ngoài ra, những dưỡng chất trong nhóm rau này đã được chứng minh ngăn chặn sự tiến triển của ung thư phổi và hạn chế nguy cơ phát triển ung thư.
Cá hồi, cá mòi
Các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi rất giàu axit béo Omega-3 là nhóm thực phẩm tốt cho phổi bạn nên bổ sung vào những bữa ăn hàng ngày. Axit béo Omega-3 có đặc tính kháng viêm tốt và ngăn chặn sự phát triển nặng hơn của các mô phổi. Tuy vậy, nhóm thực phẩm này cũng chứa rất nhiều đạm nên lý tưởng nhất là bạn chỉ nên ăn chúng khoảng 2-3 lần một tuần.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc dinh dưỡng nguyên hạtmang đến lượng carbohydrate quý giá cho cơ thể cũng như hàng loạt các vitamin và khoáng chất khác. Lượng vitamin B trong ngũ cốc đóng vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình sản xuất năng lượng và kiểm soát nhiệt cơ thể người. Ngoài ra, đây cũng là nguồn thực phẩm bổ phổi giàu selen hỗ trợ chức năng miễn dịch. Chính vì những lợi ích này mà ngũ cốc nguyên hạt là một trong5 gợi ý “bữa xế” bổ dưỡng vừa tiện lợi vừa dinh dưỡng cho dân văn phòng.
Các loại thực phẩm không tốt cho phổi
Bên cạnh việc nắm được thông tin ăn gì bổ phổi, bạn cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm không nên sử dụng có thể gây hại đến phổi sau đây.
Hải sản đông lạnh: Các loại cá, bạch tuộc, tôm, cua đông lạnh không nên được sử dụng nhiều. Vì hải sản vốn là món tanh khi ăn lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm. Đờm kết dính lại sẽ khó có thể bài tiết dẫn đến kích thích hệ hô hấp gặp phải các tổn thương đặc biệt là phổi, phế quản.
Món ăn cay: Các loại thực phẩm nhiều gia vị khiến cho bạn sẽ bị ho, tức ngực và gặp phải các triệu chứng thở khò khè nếu như thường xuyên sử dụng.
Thức ăn nhiều dầu mỡ: Phổi vốn là một chiếc máy lọc khí có chức năng thải ra chất độc hại và hít vào không khí trong lành. Ăn nhiều chất béo sẽ tạo gánh nặng cho khí quản và phế quản. Khi các chất béo bám thực quản hay cổ họng gây cản trở việc đào thải bụi bẩn và vi khuẩn ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp như ho, viêm loét thực quản, hen suyễn…
Rượu bia, thuốc lá: Đây là các thủ phạm lớn nhất gây nên bệnh phổi ở đại đa số mọi người. Các chất kích thích như bia rượu và thuốc là có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Thuốc lá còn là cơn ác mộng kinh khủng đối với tim và phổi. Người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, rượu cũng làm tổn thương khí quản, phế quản và cấu trúc mao mạch phế nang.
Các thức ăn bổ dưỡng: Những loại thực phẩm bổ dưỡng như đẳng sâm, mạch môn, nhân sâm… cho dù là rất quý và có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng lại không hề phù hợp với người mắc bệnh phổi. Những món ăn siêu bổ dưỡng này có khả năng gây ức chế việc bài tiết chất đờm dẫn đến rối loạn chức năng hệ hô hấp. Trong nhiều trường hợp còn làm tăng sức ảnh hưởng của các triệu chứng tại phổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn