Trầm cảm sau sinh: Những dấu hiệu để phát hiện sớm nhất
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị trầm cảm / Trái cây giúp đẩy lùi căn bệnh trầm cảm
Sáng 14/6, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tạm giữ Phan Thị Trinh (19 tuổi, ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) để điều tra về hành vi Giết người. Trinh khai đã sát hại con đẻ của mình, bé 33 ngày tuổi bị sát hại, vào rạng sáng 2 ngày trước.
Gia đình cho biết bé trai xấu số là con đầu lòng của Trinh và chồng. Tối hôm trước bị sát hại, bé trai 33 ngày tuổi vẫn nằm ngủ cùng giường với bố mẹ. Nửa đêm, Trinh vẫn dậy cho con bú.
Lời khai này làm người ta liên tưởngtới căn bệnh trầm cảm sau sinh và nhiều vụ việc đau lòng tương tự đã xảy ra. Gần đây nhất là vụ việc xảy ra ngày 30/1/2017, chị Đ.T.Đ (sinh năm 1990) ở Quốc Oai, Hà Nội đã sát hại con trai mới 5 tháng tuổi của mình. Trước khi vụ việc xảy ra, chị Đ.T.Đ đã bị trầm cảm và bác sĩ đã cảnh báo phải tách hai mẹ con ra.
Cuối năm 2015, chị B.T.N sinh năm 1984 ở Việt Yên, Bắc Giang đã sát hại con mới sinh rồi tự sát vì mắc trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm là chứng bệnh sản phụ thường phải đối mặt sau sinh. Nếu không chú ý, người mắc bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Bởi, những người mắc căn bệnh này luôn trong trạng thái lo lắng vì cho rằng có người muốn bắt cóc con, thậm chí có những mẹ muốn giết cả con của mình.
Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ cho thấy có tới hơn 40% phụ nữ trầm cảm sau sinh có ý định tự tử và sự mất mát này sẽ nhân đôi, nhân ba nếu người ấy có ý định mang con đi theo mình.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực. Nó có một số biểu hiện giống với sự buồn chán nhưng lại không hoàn toàn như vậy, bởi buồn chán chỉ đơn thuần là sự biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng khoảng 5-10 ngày đầu sau khi sinh rồi tự mất đi hoàn toàn. Trong khi đó, trầm cảm lại có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm và sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.
Muốn ngăn chặn căn bệnh này, cần phát hiện sớm những triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy người thân của bạn đang mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ sau sinh cảm thấy đau khổ, mệt mỏi, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không rõ lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ.
Những phụ nữ bị suy nhược dạng này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không muốn tắm rửa, chải chuốt cho bản thân hay chăm con. Tuy nhiên, nhiều gia đình kể cả sản phụ cho rằng chẳng qua do mới trải qua cuộc sinh nở vất vả nên mới có trạng thái như vậy chứ không phải bệnh tật gì nên thường bỏ qua. Và khi mọi triệu chứng trở nên trầm trọng thì mới phát hiện ra bệnh trầm cảm sau sinh.
Hay căng thẳng, lo lắng
Hay căng thẳng, lo lắng là dấu hiệu mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh nhưng nhiều người lại hay bỏ qua. Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Đây là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Chính vì vậy gia đình cần phát hiện kịp thời để đi khám, có biện pháp can thiệp sớm nhất.
Những bà mẹ mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh thường hay cảm thấy lo lắng về sức khỏe của bản thân. Có thể họ cảm thấy đau đầu, đau cổ, đau lưng, ngực nhưng đi khám không tìm ra nguyên nhân. Điều này càng làm cho họ stress thêm.
Rối loạn giấc ngủ
Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài. Lúc này bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ, nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, bà mẹ sẽ cảm thấy thất vọng hơn. Quan trọng là chữa được trầm cảm thì sẽ ngủ lại được bình thường. Tốt nhất là nên có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.
Sống thu mình và không muốn giao tiếp với người khác
Một bà mẹ dành nhiều thời gian ở nhà để lo cho bé mới sinh là chuyện bình thường. Còn nếu hoàn toàn cách ly khỏi thế giới thì nghiêm trọng hơn rất nhiều. Những dấu hiệu ở đây đó là liên tục không trả lời điện thoại, từ chối ghé thăm bạn bè, không muốn gặp gia đình hoặc thậm chí là cả người đầu ấp tay gối...
Bị ám ảnh
Những bà mẹ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.
Những bà mẹ mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh còn có những suy nghĩ làm tổn thương con hoặc chính bản thân mình. Trong trường hợp này, cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này có ích cho sự an toàn của bạn và của con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người