Đời sống

Trẻ sinh ra nhờ thụ tinh nhân tạo có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư hơn?

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư ở trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cao hơn khoảng 17% so với trẻ sinh thường.

Lý do trẻ sơ sinh cần tầm soát tim bẩm sinh / 3 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn mà hầu như người lớn nào cũng thường mắc phải

Để có kết quả này, các nhà nghiên cứu từ đại học Minnesota đã thực hiện một nghiên cứu xem xét bộ dữ liệu khổng lồ về trẻ em sinh từ năm 2004 đến 2013, bao gồm 275.686 trẻ sinh nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và 2.266.847 trẻ được thụ thai tự nhiên.

Trẻ sinh ra nhờ thụ tinh nhân tạo có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư hơn? - 1
Trẻ em được sinh ra bởi thụ tinh nhân tạo về lâu dài có xu hướng mắc bệnh ung thư cao hơn so với trẻ bình thường.

Phân tích cho thấy tỷ lệ ung thư ở trẻ sinh ra nhờ IVF cao hơn khoảng 17% so với trẻ không IVF.

Đặc biệt, tỷ lệ khối u gan cao hơn nhiều, với trẻ em IVF có khả năng mắc các loại u này cao gấp 2,5 lần.

Giáo sư Logan Spector, người thực hiện nghiên cứu, cho biết, điều quan trọng nhất từ ​​nghiên cứu này là hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em không cao hơn ở trẻ em được thụ thai bởi IVF.

Mặc dù, trong khi nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa IVF và tỉ lệ ung thư ở trẻ em nhưng điều này không có nghĩa là IVF gây ung thư.

Tiến sĩ Jane Stewart, Chủ tịch Hiệp hội sinh sản Anh quốc, cho biết: “Một mối liên hệ giữa IVF và ung thư được tìm thấy nhưng không thể nói nguyên nhân là gì. Chúng tôi vẫn cần biết liệu chính việc điều trị hay vô sinh tiềm ẩn có gây ra sự khác biệt này hay không. Ngoài ra còn có lối sống và các yếu tố khác có thể góp phần gây ung thư trong nhóm này”.

 

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tích cực xúc tiến các nghiên cứu để làm rõ hơn nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư ở trẻ em sinh ra nhờ IVF.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm