Hỗ trợ doanh nghiệp

'Bệ phóng' giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thay đổi cách thức quản lý, kinh doanh, gắn kết với nhau thông qua việc áp dụng nền tảng số để "sống chung" với đại dịch Covid-19.

HoaBinh Travel tặng hàng trăm suất quà cho chốt kiểm soát dịch Covid-19 / Doanh nghiệp thích nghi để sống sót trong khủng hoảng thời COVID-19

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể phải đóng cửa (Ảnh minh hoạ: Internet)
Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể phải đóng cửa (Ảnh minh hoạ: Internet)

Ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT công ty Kim Nam cho biết, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cơ bản đi lên từ nghề, phần lớn bác sỹ, kỹ sư... làm doanh nghiệp, đây cũng là điểm mạnh, nhưng cũng có điểm yếu: quản trị DN yếu, nguồn lực yếu. Vì vậy, hoạt động DNNVV trong thời bình đã khó thì thời Covid-19 càng khó hơn nhiều lần do hạn chế gặp gỡ giao dịch, thương mại...

Khi đại dịch bùng phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhất là ngành du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, hoạt động kinh doanh cầm chừng, doanh thu sụt giảm rất lớn. Thực trạng đó dẫn tới việc nhiều DN không những không còn lợi nhuận mà còn có thể bị âm vốn. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nhiều DN nhỏ có thể phải đóng cửa.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn hiện nay đặt ra bài toán tái cơ cấu DNNVV và làm thế nào để tận dụng được thời cơ này, DN làm gì để tiếp cận được vốn?

"Mỗi DN đều phải tự tìm giải pháp để thích ứng, trong đó giải pháp ứng dụng công nghệ đang được nhiều chuyên gia đề cập và từ thực tiễn đã có những DN vượt "bão" dịch nhờ ứng dụng công nghệ. Có thể xem đây là "thời điểm vàng" để DN chủ động chuyển đổi số. Đây cũng là xu hướng nền kinh tế mới", ông Hùng nhấn mạnh.

 

Chia sẻ kinh nghiệm, một số DN cho rằng việc đầu tiên là tái tư duy chủ DN và tái hoạt động kinh doanh của DN. Cần định vị lại khách hàng, điều chỉnh thị trường, tái cơ cấu tài chính DN. Để thực hiện được cần ứng dụng công nghệ số.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, DNNVV đang hạn chế về nguồn lực, chưa đủ khả năng đầu tư các hệ thống thông tin lớn. Vì vậy, các DNNVV không thể đi một mình, phải kết hợp với nhau để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ vốn thông qua nền tảng công nghệ số.

Ông Nguyễn Kim Dũng, CTCP đầu tư Doanh nhânVERCO cho biết, trong 2 năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin dựa trên hệ thống fintech thành công trên thế giới. "Chúng tôi đã xây dựng giải pháp công nghệ kết nối các DN với nhà đầu tư, giúp DN có thêm giải pháp lựa chọn về vốn của mình bên cạnh kênh truyền thống ngân hàng, chứng khoán", ông Dũng nói.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng dịch Covid-19 là động lực giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đây là yêu cầu bắt buộc. Thời điểm này, DN cần tập trung tái cơ cấu, từ hình thức sản xuất, giao tiếp với khách hàng, tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng để thích ứng với thời kỳ dịch bệnh, giúp nâng cao năng suất lao động, hướng tới sự bứt phá sau dịch.

Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhận định sau thời kỳ Covid-19, DN như lò xo bị nén và cần có giải pháp để bật lên. Ngoài giải pháp ứng dụng công nghệ số, cần có sự vào cuộc của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng phối hợp để liên kết và tích hợp các giải pháp giúp DN thuận tiện hơn trong việc triển khai thương mại điện tử bằng cách tích hợp ví điện tử, chữ ký số, mobile money và các công cụ thanh toán đầu cuối... để giảm thiểu thanh toán tiền mặt lại vừa minh bạch hoá các hoat động thương mại của DN.

 

90% DN lữ hành nhỏ và vừa đã tạm ngưng hoạt động

Chỉ tính riêng số liệu thống kê ở 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn doanh thu sụt giảm mạnh. Đặc biệt, có đến 90% DN lữ hành nhỏ và vừa đã tạm ngưng hoạt động.

Cụ thể, quý I/2020, khách du lịch đến Hà Nội đạt 3,85 triệu lượt khách, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 956,04 nghìn lượt khách, giảm 43,9% so với cùng kỳ(gồm 674 nghìn lượt khách có lưu trú và 282,03 nghìn lượt khách trong ngày); khách du lịch nội địa ước đạt 2,89 triệu lượt khách, giảm 48,2% so với cùng kỳ (gồm 1,07 triệu lượt khách lưu trú và 1,82 triệu lượt khách trong ngày). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 15.687 tỷ đồng, giảm 38,8% so với cùng kỳ (giảm 9.938 tỷ đồng).

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 1 và tháng 2/2020, trung bình lượng khách và doanh thu của các công ty lữ hành giảm từ 50 – 60% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 3, công suất trung bình khối khách sạn đạt khoảng 23,4%, giảm 28% so với tháng 2và giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, có đến 90% DN lữ hành nhỏ và vừa đã tạm ngưng hoạt động.

 

Tính chung công suất sử dụng phòng bình quân quý I/2020 khối khách sạn đạt 43,06%, giảm 26,16% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng khách quốc tế đếnTP. Hồ Chí Minhgiảm 42,46% và doanh thu du lịch giảm 26% so với cùng kỳ thay vì tăng trưởng đều như những năm trước đây.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm