Chiến lược cạnh tranh giữa Boeing và Airbus
CPTPP: Hỗ trợ SMEs Canada muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam / Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon: Không hề "ngon ăn"
Nếu đi máy bay dân dụng, 99% khả năng bạn sẽ leo lên máy bay của hãng Boeing hoặc hãng Airbus, hai "ông lớn" chế tạo máy bay kiểm soát hầu như toàn bộ bầu trời. Mới đây, việc hai chiếc máy bay của Boeing gặp sự cố dẫn đến tai nạn khiến hàng trăm người chết lại trở thành điểm nóng khi Airbus liên tục nhấn mạnh về chất lượng máy bay.
Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing bắt đầu từ thập niên 1990 sau nhiều cuộc sáp nhập và mua lại của các công ty sản xuất máy bay. Trong khi tập đoàn Airbus dần trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu thì Boeing cũng trở nên nổi tiếng tại Mỹ. Cả Boeing và Airbus đều thuê ngoài sản xuất những phụ tùng, linh kiện lắp ráp máy bay của họ nhằm cắt giảm chi phí và tận dụng những cơ hội thương mại đi kèm.
Ảnh minh họa.
Ví dụ, Boeing có mối liên hệ kinh doanh mật thiết với các hãng sản xuất linh kiện của Nhật Bản. Động thái này giúp hãng có ảnh hưởng chi phối trong ngành máy bay vận tải ở Nhật Bản. Airbus tập trung lấy linh kiện từ khu vực châu Âu.
Airbus luôn muốn sử dụng công nghệ để cạnh tranh với đối thủ Boeing trên thị trường. Vào thập niên 70, hãng Airbus cho ra mắt dòng máy bay A300 có sử dụng vật liệu tổng hợp, loại vật liệu chưa từng được dùng trong ngành sản xuất máy bay dân dụng. Đến thập niên 80, Airbus lại giới thiệu hệ thống điều hành không dây lần đầu tiên xuất hiện trong ngành máy bay dân dụng.
Trong khi Airbus nhắm vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng, số lượng hành khách có thể chuyên chở mỗi chuyến bay thì Boeing lại nhắm đến hiệu suất cho các công ty hàng không. Chiến lược của Boeing nhắm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu giá thành duy tu, bảo dưỡng, cũng như gia tăng tối đa lợi ích cho các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay.
Dù chiến lược kinh doanh có khác biệt nhưng sự an toàn luôn là yếu tố được cả hai hãng đưa lên hàng đầu. Dòng 737 của hãng Boeing vô cùng được ưa chuộng khi ra mắt và liên tục thiết lập kỷ lục về tính an toàn trong mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, với dòng cải tiến 737 MAX, mọi sự lại trắc trở hơn rất nhiều khi 737 MAX liên tục là cái tên đứng sau những vụ tai nạn nghiêm trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc