Hỗ trợ doanh nghiệp

Khởi động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế

DNVN - Với mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và Trung tâm Thương mại Quốc tế đã chính thức khởi động dự án “Thương mại vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam" vào sáng 12/3 tại Hà Nội.

Hơn 680.000 doanh nghiệp dùng dịch vụ khai, nộp thuế điện tử / CPTPP: Hỗ trợ SMEs Canada muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến phát triển bền vững. Mặc dù, nền kinh tế xanh cung cấp cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và sản xuất bền vững nhưng đây cũng là thách thức cho các doanh nghiệp này trong việc đảm bảo bền vững hơn về môi trường, kinh tế và xã hội.
Các SME ở Việt Nam hiện vẫn thiếu năng lực và kiến thức để phát triển các hoạt động kinh doanh bền vững. Dù còn nhiều thách thức về đầu tư ban đầu nhưng những doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh sẽ có cơ hội lớn trong thu hút từ các nhà đầu tư nước ngoài, gia tăng lượng khách hàng và từ đó gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Dự án Thương mại vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế. (Ảnh: TCCT)

Mục tiêu của Dự án Thương mại vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế. (Ảnh: TCCT)

Từ thực tế này, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), đơn vị của tổ chức Liên Hợp quốc và WTO phối tổ chức thực hiện dự án.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Mục tiêu chính của Dự án tập trung vào 3 hợp phần chính: Thứ nhất, tập trung hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp bền vững thông qua các công cụ được thiết kế bài bản của ITC như Tiêu chuẩn bền vững, Bản đồ Bền vững, Mạng lưới bền vững...hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ và có những bước đi đúng cho sản phẩm của mình hướng đến tiêu chí xanh.
Thứ 2, hỗ trợ tìm kiếm, xác định, kết nối và hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh để triển khai các hoạt động bền vững.
Thứ 3, hỗ trợ tiếp cận thị trường và định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Cũng theo ông Phú, dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ thương mại/xúc tiến thương mại và doanh nghiệp sẽ dần tiếp cận, lĩnh hội các kiến thức và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia. Cục XTTM sẽ luôn cùng ITC đồng hành với các đối tượng thụ hưởng, quyết tâm triển khai thành công cũng như tối ưu hóa các kết quả của Dự án để đông đảo cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận và hưởng lợi.
Trong khi đó, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cơ quan của Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi các SME hướng vào nền kinh tế xanh thông qua đối tác quốc gia tại Việt Nam là Cục Xúc tiến thương mại.
Ngoài những mục tiêu trên, ông Anders Aeroe - Giám đốc Phòng Doanh nghiệp và Tổ chức, Trung tâm thương mại Quốc tế ITC cho biết, dự án sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu rủi ro môi trường và khí hậu, tăng hiệu quả tài nguyên và tính toàn diện của các mô hình kinh doanh để tham gia vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Dự án “Thương mại vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam" sẽ chính thức được khởi động tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13/3/2019. Theo kế hoạch, dự án triển khai trong 2 năm (2019 - 2010) và ITC sẽ cân nhắc gia hạn dựa trên hiệu quả hoạt động thực tế. Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là cá đơn vị hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại và doanh nghiệp.

Nguyệt Thu (Theo Reuters)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm