Chuyên gia Nguyễn Đình Thành: Làm truyền thông thế nào khi chi phí Marketing bị cắt trong khủng hoảng Covid-19?
Đâu là gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp Việt thời Covid-19? / Doanh nghiệp “lội ngược dòng” trong đại dịch Covid-19
Tại chương trình Webinar “Giải bài toán truyền thông thời khủng hoảng” do PR Newswire tổ chức ngày 14/4 ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc điều hành CSCI Indochina đã có những chia sẻ cụ thể về bài toán truyền thông cho các doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng.
Dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến vô cùng phức tạp và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt đang trong giai đoạn khó khăn nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn. Một loạt các giải pháp để duy trì hoạt động trong mùa dịch như: cắt giảm chi phí cố định, cắt giảm nhân sự, cho nhân viên nghỉ việc không lương, đóng cửa hoạt động tạm thời đã được các doanh nghiệp áp dụng.
Chuyên gia PR Nguyễn Đình Thành.
Có rất nhiều doanh nghiệp nguồn thu không đủ để duy trì hoạt động đã phải tuyến bố giải thể, thậm chí phá sản là những gì chúng ta đang chứng kiến ở giai đoạn hiện tại. Còn một số ít doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì hoạt động nhưng trong tình trạng “sống lay lắt”, hoạt động cầm chừng. Tất cả đều đang chờ mong dịch bệnh được khống chế để có thể khôi phục hoạt động trở lại.
Các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu là khó khăn này sẽ còn kéo dài vì đến thời điểm hiện tại ta không thể chắc chắn được về thời điểm đại dịch Covid-19 kết thúc và khi nào thì nền kinh tế có thể phục hồi trở lại. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong quý I/2020 đã có gần 34.900 doanh nghiệp rút khỏi thị trường; 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Vậy thời điểm này doanh nghiệp có nên làm truyền thông không? Và nên triển khai như thế nào để đạt được hiệu quả trong khi ngân sách cho Marketing đang bị cắt giảm sâu như hiện tại là những câu hỏi được rất nhiều các chủ doanh nghiệp quan tâm thời gian vừa qua.
Giải pháp truyền thông cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng vì dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).
Ông Nguyễn Đình Thành nhấn mạnh “thương hiệu của bạn cần phải cư xử như một con người. Hãy đồng hành cùng với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình ngay cả khi khủng hoảng đang diễn ra. Không thể nào khi khó khăn thì biến mất và khi thuận lợi thì xuất hiện trở lại mà lại bắt khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn thì sẽ không bao giờ có điều đó”.
Thực tế, có rất nhiều các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng rất tốt trong mùa dịch như ngành giải trí trực tuyến, game online, bán hàng online… Họ đã tận dụng tốt cơ hội trong mùa dịch khi hành vi tiêu dùng của mọi người thay đổi. Vì vậy nếu ai biết nắm bắt thì đây cũng chính là cơ hội rất tốt các doanh nghiệp có thể truyền thông hiệu quả.
Ông Thành cũng đưa ra ba nội dung quan trọng có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng trong giai đoạn này đó là: Đầu tiên, doanh nghiệp cần quan tâm và chăm sóc khách hàng của mình. Tiếp theo cần tạo sự khác biệt: đổi mới về sản phẩm, thay đổi cách tiếp cận với khách hàng hoặc thay đổi cách đóng gói sản phẩm. Ví dụ chuyển sang dạy học online, giao hàng online, và cuối cùng là quan tâm đến các yếu tố về cộng đồng, lan tỏa những nội dung có giá trị tích cực.
Việc truyền thông là hoạt động xuyên suốt của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Khi tình hình thay đổi thì doanh nghiệp cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với tính hình thực tế. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp giữ được mối liên hệ với khách hàng ngay cả khi nguồn ngân sách này bị thu hẹp lại.
Theo ông Thành, ngoài việc tập trung chăm sóc khách hàng và tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ thì các hoạt động truyền thông nội bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội) sẽ là lựa chọn ưu tiên số một cho các doanh nghiệp thời điểm hiện tại.
Việc làm tốt nhất của các doanh nghiệp trong mùa dịch này là hãy tích cực lan tỏa các thông tin tích cực, tham gia bảo trợ, tài trợ cho các chương trình. Thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia vào các hoạt động từ thiện như: Tặng khẩu trang, nước rửa tay, xuất ăn từ thiện hoặc cùng tham gia truyền thông tuyên truyền về dịch bệnh… Chính những hoạt động này sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp nhận được đánh giá tích cực từ động đồng và dễ gây được tiếng vang.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải ghi nhớ dịch bệnh Corona là một đề tài khá nhạy cảm. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải khéo léo khi truyền thông thương hiệu của mình trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Trả lời về câu hỏi các doanh nghiệp nên giải bài toán về cắt giảm nhân sự như thế nào? Làm thế nào để giữ chân và vực dậy tinh thần của nhân sự trong mùa dịch Covid-19? Theo ông Thành: Bí quyết nằm ở hai từ là “chân thành”. Doanh nghiệp cần chia sẻ chân thành cho nhân viên của mình về những khó khăn của doanh nghiệp và kế hoạch, lộ trình chi tiết của doanh nghiệp trong 3-6 tháng .… khi dịch bệnh vẫn chưa được khống chế. Khi đã đủ chân thành và thẳng thắn với nhau rồi, nhân viên chấp nhận cuộc chơi thì họ sẽ sát cành đồng hành và nỗ lực hết sức. Còn nếu không thì cũng không có gì phải nuối tiếc.
"Người giỏi là người không phải làm vì tiền mà người Việt Nam rất trọng tình nghĩa. Hãy dùng sự “chân thành” sẽ giữ chân được nhân sự và vực dậy tinh thần của họ", ông Thành cho hay.
“Chúng ta thực sự đang ở trong cuộc chiến, vì vậy việc tối ưu hóa nguồn lực để sống sót là bắt buộc. Chỉ những ai biết thích nghi thì mới có cơ hội sống sót và tồn tại” ông Nguyễn Đình Thành gửi thông điệp đến với các chủ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo