Hỗ trợ doanh nghiệp

Công ty Điện lực Lâm Đồng: Lấy văn hoá doanh nghiệp làm nền tảng phát triển

(DNVN) – Song song với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty Điện lực Lâm Đồng còn xác định, văn hóa doanh nghiệp là một nền tảng hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quản trị, phát triển doanh nghiệp.

Petrolimex làm việc với Khánh Hoà về dự án Trung tâm điện lực khí / Bổ sung dự án Nhà máy điện mặt trời Long Sơn vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Với mục tiêu tạo ra môi trường làm việc, sinh hoạt lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi chuyên môn, vững tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có quan điểm phục vụ đúng đắn, giao tiếp văn minh, lịch sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Văn hoá doanh nghiệp trong ngành điện là đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh (Ảnh: TL)

Văn hoá doanh nghiệp trong ngành điện lực trước hết là phải đảm bảo an toàn, thông suốt trong sản xuất, kinh doanh (Ảnh: TL)

Nhiều năm qua, Công ty Điện lực Lâm Đồng luôn chú trọng việc xây dựng và triển khai thực thi văn hoá doanh nghiệp gắn liền với công tác chuyên môn, đặc biệt là trong giao tiếp để chuẩn hóa các hành vi ứng xử văn hóa của cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong mọi lĩnh vực công tác.

Ngoài tuân thủ quy tắc ứng xử văn hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Namvà quy tắc ứng xử văn hoá doanh nghiệp nội bộ, Công ty Điện lực Lâm Đồng còn triển khai nhiều hoạt động thực thi văn hoá doanh nghiệp trong các lĩnh vực, trong quan hệ ứng xử với khách hàng, thực hiện phong trào thi đua trong lao động sản xuất và các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao...

Cung cách giao tiếp với khách hàng ngày càng được cải thiện để đem tới sự hài lòng cho người dân (Ảnh: TL)

Các chỉ số về sự hài lòng của khách hàng đối với CBCNV Công ty Điện lực Lâm Đồng ngày càng được cải thiện (Ảnh: TL)

 

Với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, công ty luôn cung ứng điện an toàn và chất lượng, trong đó yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được quan tâm chú trọng và triển khai nhiều giải pháp đổi mới tạo thuận lợi tối đa nhất cho khách hàng, như: Nhắn tin chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ thu tiền điện, thực hiện nhanh chóng tiếp nhận, xử lý kịp thời các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ điện.

Nhờ sử dụng đa dạng các kênh giao tiếp, Công ty Điện lực Lâm Đồng có thể nhanh chóng tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, kịp thời đổi mới dịch vụ theo mong muốn của khách hàng. Đồng thời, việc thông tin liên tục, tương tác hai chiều còn giúp khách hàng hiểu, gắn bó và ngày càng đồng thuận với ngành điện.

Để tạo sự thân thiện và chuyên nghiệp hơn với khách hàng trong khi giao tiếp, hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng tổ chức nhiều lớp đào tạo cho CBCNV về văn hoá doanh nghiệp, kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ, với mục tiêu xây dựng hình ảnh của một “người thợ điện” chuyên nghiệp và tận tâm với khách hàng.

Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Lâm Đồng còn thể hiện trên tinh thần tương thân, tương ái, vì sự phát triển cộng đồng (Ảnh: TL)

Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Lâm Đồng còn thể hiện trên tinh thần tương thân, tương ái, vì sự phát triển cộng đồng (Ảnh: TL)

 

Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Lâm Đồng còn thể hiện trên tinh thần tương thân, tương ái, vì sự phát triển cộng đồng. Hàng năm, công ty có nhiều nhiều hoạt động thiết thực, như: Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa; hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng sâu, vùng xã trong mùa giáp hạt; hỗ trợ chương trình thắng sáng đường quê; trao học bổng cho các em học sinh trong chương trình Hoa Cúc Trắng...

Ngoài việc chăm sóc, tri ân, mang lại sự hài lòng của khách hàng, văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện ở sự chăm lo đời sống người lao động; thực hiện nhiều chính sách thiết thực như bảo đảm đời sống và thu nhập cho người lao động.

Vào các ngày lễ, tết, ngày truyền thống ngành, công ty tổ chức gặp gỡ, giao lưu CBCNV trong đơn vị; tổ chức các chương trình văn nghệ, thể thao, thực thi quy chế tổ chức sinh nhật, hiếu, hỷ, thăm hỏi, chia sẻ, động viên CBCNV kịp thời khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Xây dựng hình ảnh đẹp, thân thương, gần gũi của nhân viên ngành điện lực trong lòng nhân dân là mục tiêu cao nhất của văn hoá doanh nghiệp (Ảnh: TL)

Xây dựng hình ảnh đẹp, thân thương, gần gũi của "Người thợ điện" trong lòng nhân dân là mục tiêu cao nhất của văn hoá doanh nghiệp trong ngành điện lực (Ảnh: TL)

 

Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Thái Đắc Toàn, Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng, cho biết, chính văn hoá doanh nghiệp đã tạo động lực cho mỗi cá nhân nỗ lực công tác, tăng cường sự gắn kết giữa người lao động với lãnh đạo trong việc thực hiện mục tiêu của công ty, là yếu tố phát triển bền vững.

Việc triển khai có hiệu quả văn hoá doanh nghiệp đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm qua. Cụ thể, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao luôn hoàn thành; việc quản lý vận hành điện an toàn, điều hành lưới điện hợp lý, đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, đáp ứng việc cung cấp điện cho các sự kiện chính trị, sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

“Các chỉ số tiếp cận điện năng và chỉ số hài lòng khách hàng tăng theo từng năm là kết quả trong việc thay đổi tư duy, cung cách phục vụ để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng của Công ty Điện lực Lâm Đồng, để hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp của ngành điện lực trong lòng nhân dân”, ông Toàn chia sẻ.

Mỗi CBCNV là một "đại sứ"

 

Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, văn hoá doanh nghiệp cần phải được triển khai đồng bộ từ trên xuống, theo cả chiều sâu và chiều rộng.

Cần xác định, mỗi CBCNV là một nhân tố đang thực thi và phản ánh văn hóa của cả đơn vị, rộng hơn nữa là của tập đoàn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín của thương hiệu tập đoàn.

Chính vì vậy, mỗi CBCNV ngành điện phải trở thành một “đại sứ”, đưa các giá trị văn hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam lan tỏa tới cộng đồng.


VIÊN HỮU - TÂM AN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm