Hỗ trợ doanh nghiệp

Điều kiện cho doanh nghiệp Việt tiếp cận giấc mơ doanh thu trên 1 tỷ USD/năm

DNVN - Phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ là một trong những nội dung được đưa ra thảo luận tại hội nghị “Vietnam IPO Spac Summit” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa việc sử dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA / Diễn đàn Mekong Startup: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ước mơ của doanh nghiệp Việt

Hội nghị do Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, VBS Capital và HWO Global, Cộng đồng đào tạo và đầu tư DBD Việt Nam, Cộng đồng Ebisu đồng phối hợp tổ chức nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn toàn diện về các bước tiến hành và phương pháp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Đồng thời cũng là dịp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thực hiện giấc mơ trở thành những doanh nghiệp “Unicorn” trên thế giới trong khoảng thời gian ngắn nhất, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao nhất thông qua việc thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Đỗ Năng Hiếu - CEO VBS Capital phát biểu tại Hội nghị

Ông Đỗ Năng Hiếu - CEO VBS Capital phát biểu tại Hội nghị.

Thực tế cho thấy, hướng IPO được xem là ước mơ của mọi startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh dấu bước ngoặt mới trong phát triển doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp ở Việt Nam phải mất tới hơn chục năm để IPO (FPT mất 18 năm, Yeah1 mất 12 năm), thì giờ đây, những đơn vị như Hybrid Technologies chỉ mất 5 năm, hay Vinfast chỉ mất 4 năm để tiến tới con đường này.

Các chuyên gia chỉ ra dẫn chứng cụ thể, năm 2019, Vinfast công bố sẽ IPO tại Mỹ thì vẫn chưa có nhà máy sản xuất ô tô. Tuy nhiên, với lộ trình, kế hoạch và chiến lược rõ ràng, Vinfast mất 4 năm để có thể IPO tại Mỹ (vào năm 2023). Trong khi đó, facebook đã mất 11 năm để phát triển vốn hóa thị trường và IPO thành công. Như vậy, có thể thấy thời gian IPO của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lộ trình, chiến lược phát triển và tầm của doanh nghiệp đó.

Ông Marcus Leng - chuyên gia về cơ chế vốn với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư, khởi nghiệp, Kinh tế số, Blockchain, hiện đang là Founder và nhà đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp và quỹ ở Malaysia, Singapore, Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới – cho rằng Vinfast đã có những tham vọng, kế hoạch và chiến lược dài hơi cho nhãn hiệu xe ô tô điện thông minh mang nhãn hiệu Vinfast. Vinfast đã định vị lại thương hiệu, chuyển sản phẩm từ sử dụng nguyên liệu xe xăng sang sản xuất và bán xe Vinfast chạy bằng điện… Tầm nhìn của Vinfast đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Đều này đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nên Vinfast đã thành công khi IPO tại Mỹ. cho rằng Vinfast đã có những tham vọng, kế hoạch và chiến lược dài hơi cho nhãn hiệu xe ô tô điện thông minh mang nhãn hiệu Vinfast. Tầm nhìn của Vinfast đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Đều này đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nên Vinfast đã thành công.

Ông Marcus Leng chia sẻ, để xây dựng và phát triển IPO, doanh nghiệp cần phải có tham vọng, lộ trình, kế hoạch và chiến lược. Trong đó, cần kế hoạch nhìn xa trông rộng, định vị thương hiệu và biết được giá trị của bản thân. Ông Marcus Leng đồng thời chia sẻ cái nhìn tổng quan về IPO; lý giải vì sao doanh nghiệp cần IPO. Bên cạnh đó cũng phân tích những thế mạnh của một doanh nghiệp IPO thành công; những đích đến - xu hướng trên thế giới của IPO. Đặc biệt, ông Marcus Leng còn chỉ ra 3 chiến lược IPO tại Mỹ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam và những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường Mỹ.

 

Ông Paul Chong ký kết đồng hành cố vấn cùng VBS Capita

Ông Paul Chong ký kết đồng hành cố vấn cùng VBS Capita.

Thông tin về IPO, ông Đỗ Năng Hiếu - CEO VBS Capital cho biết, trong nửa đầu năm 2022, chỉ có 6 đợt IPO thành công với tổng giá trị 65,05 triệu USD tại Việt Nam. Trong khi đó trên thế giới đặc biệt là tại thị trường Mỹ, vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc tiến hành IPO để niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài không chỉ giúp các công ty Việt Nam thu hút các nhà đầu tư mà còn củng cố vị thế của doanh nghiệp và vị thế của đất nước trên thế giới. Và dĩ nhiên, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ khuyến khích các công ty thực hiện IPO và niêm yết trên thị trường nước ngoài.

“VBS Capital mong muốn đồng hành giúp đỡ những doanh nghiệp, startup có mục tiêu niêm yết của Việt Nam có phương pháp gọi vốn thành công, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị doanh nghiệp. VBS Capital cũng sẽ đánh dấu sự lan tỏa “làn sóng IPO” hiệu quả nhất giúp đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp Việt, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế” - ông Đỗ Năng Hiếu nhấn mạnh.

 

Đúng chỗ và đúng thời điểm

Các chuyện gia cho rằng, điều quan trọng để thành công chính là “đúng chỗ và đúng thời điểm”. Có 2 cách truyền thống để IPO là đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán với sự chuẩn bị những báo cáo dài lê thê, công bố mọi thứ về công ty trong bản cáo bạch… qua hàng loạt giấy phép, xin ý kiến cổ đông… Và có rủi ro là xin mà không được niêm yết. Cách thứ hai là chúng ta có thể mua 1 công ty vỏ bọc và IPO nhanh hơn. Cơ chế SPAC chính là mua công ty vỏ bọc, nhưng khác biệt là vỏ bọc ấy 100% là nhà đầu tư cũ họ chưa kinh doanh gì cả.

Ông Paul Chong - Venture Partner của Tập đoàn ARC Group khẳng định, SPAC (Công ty mua lại mục đích đặc biệt, hay còn gọi là các công ty rỗng, không có hoạt động thương mại) có nhiều lợi thế, mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển; là cơ hội ngàn vàng để doanh nghiệp vươn ra thế giới, trở nên lớn mạnh và tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ thị trường vốn hóa tại Mỹ. Cũng theo ông Paul Chong, để startup và các doanh nghiệp đang phát triển mạnh tại thị trường châu Á được niêm yết và gọi vốn từ thị trường Mỹ thông qua cơ chế SPAC, với mục đích hợp nhất hoặc mua lại startup, doanh nghiệp và đưa startup, doanh nghiệp lên sàn, đã giúp con đường IPO của startup, doanh nghiệp nhanh hơn.

Diễn giả Marcus Leng - Chuyên gia hàng đầu về cơ chế vốn

Ký kết hợp tác đồng hành giữa bà Đỗ Hương Ly- Quyền CT Điều hành Tổ chức kinh tế HWO & Ông Marcus Leng - PCT VBS Capital.

 

Paul Chong đã viện dẫn mô hình hoạt động của Grab nhằm lý giải cho phương thức hoạt động của SPAC. Paul Chong cho rằng trong 10 năm qua Grab hoạt động không có lợi nhuận, thậm trí năm 2021 Grab lỗ 6 tỷ USD. Tuy nhiên Grab lại đượcc định giá 42 tỷ USD. Đấy là do Grab sử dụng nguồn vốn của SPAC để phát triển. Mặc dù Grab hoạt động không lợi nhuận trong thời gian dài nhưng giá trị của công ty vẫn được định giá rất lớn.

Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia SPAC sẽ có được các lợi thế: Dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư để phát triển; được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, định vị thương thiệu để IPO tại Mỹ… Ông Paul Chong nhấn mạnh: “Sự chuẩn mực trong sản phẩm, hàng hóa; tuân thủ pháp luật của nước sở tại là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp Việt dễ dàng niêm yết bằng SPAC”. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp phát triển vững mạnh sau khi De-SPAC, ông Paul Chong cũng lưu ý việc tuân thủ các đạo luật nước sở tại: “Tại Mỹ, các quy chế quản trị công ty như Đạo luật Sarbanes Oxley có những điều kiện rất ngặt nghèo đối với các công ty niêm yết trên thị trường này, đặc biệt về cấu trúc quản trị công ty, kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cũng sẽ phải được lập và công bố theo các chuẩn mực quốc tế…”.

Để tiếp cận thị trường quốc tế, thuận lợi IPO và trở thành “Unicorn” trên thế giới thông qua cơ chế SPAC, ông Marcus Leng cũng gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam nên thiết kế lộ trình “từ điểm đến ngược về điểm xuất phát” nhằm tạo thành cơ chế hoạt động vòng tròn “khép kín”. “Với lộ trình này, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, thương hiệu và chủ động xử lý các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Tức là sẽ mua lại đơn vị cung ứng nguyên liệu rồi chế biến và phân phối… nhằm tạo giá trị cao hơn cho sản phẩm đầu ra bằng quy trình giám sát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Mỹ”, ông Marcus Leng chia sẻ.

Tú Nguyễn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm