DN trong nước có thể chủ động sản xuất nhiều loại khẩu trang
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, hiện các doanh nghiệp (DN) trong nước có thể chủ động về công nghệ và sản xuất nhiều loại khẩu trang sử dụng vải kháng khuẩn để cung cấp cho người dân phòng dịch Corona.
Dịch bệnh do virus Corona: Google đóng cửa tất cả các văn phòng tại Trung Quốc / Dịch Corona: Trung Quốc điều chỉnh thời gian thông quan, Cục XNK ra khuyến cáo cho DN Việt
Nội dung này đã được đưa ra tại cuộc họp vào chiều 10/2 giữa Bộ Công Thương và Bộ Y tế với các doanh nghiệp để bàn về giải pháp hỗ trợ sản xuất khẩu trang và trang phục y tế phòng chống dịch.
Tại cuộc họp, đại diện hai bộ đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát huy năng lực sản xuất, tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện, một số đơn vị đang tăng cường sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn, sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, còn có loại vải bông dệt thoi, có thể kháng khuẩn tới 50% sau 15 lần giặt. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng tiến độ sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn theo tiêu chuẩn hợp quy, hợp chuẩn.
Nhiều DN trong nước chủ động về công nghệ và sản xuất nhiều loại khẩu trang.
"Chúng tôi sẽ sớm công bố tiêu chuẩn khẩu trang đạt tiêu chuẩn y tế và giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp làm. Và khi đã có tiêu chuẩn rồi, chúng ta phải triển khai hoạt động thanh - kiểm tra, để tình trạng doanh nghiệp không đạt chất lượng cũng như doanh nghiệp không đạt chất lượng cạnh tranh nhau là không công bằng", ông Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp.
Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may có thể tham gia sản xuất khẩu trang vải trong trường hợp cần thiết.
"Hiện, các DN trong nước có thể chủ động về công nghệ và sản xuất được nhiều loại khẩu trang, đó là khẩu trang sử dụng vải kháng khuẩn. Ngoài khẩu trang y tế sản xuất theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, tiềm năng của loại khẩu trang vải kháng khuẩn các loại về hình thức là rất nhiều", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết.
Đại diện hai bộ đều thống nhất quan điểm là yêu cầu hạn chế xuất khẩu khẩu trang, ưu tiên cung cấp khẩu trang y tế cho những đơn vị điều trị, vùng có dịch, đồng thời khuyến nghị người dân sử dụng khẩu trang phù hợp để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tránh tình trạng lãng phí không cần thiết.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Cột tin quảng cáo