Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện nhận gói hỗ trợ Covid-19 còn rất lớn

Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy có tới 54,6% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được điều kiện để nhận được hỗ trợ.

Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa / Việt Nam đề nghị Đức tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất linh kiện

Anh-chup-Man-hinh-2021-01-16-l-1756-6715

Kết quả điều tra của trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020.

Đây là kết quả khảo sát được đưa ra trong Báo cáo “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) thực hiện.

Đánh giá tổng thể về hiệu quả của các chính sách ứng phó với dịch Covid-19 của Chính phủ, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường ĐHKTQD cho biết, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ là khác nhau, theo đó có một số chính sách đã phát huy tác dụng tốt, trong khi nhiều chính sách hiệu quả còn rất hạn chế.

Cụ thể, một số chính sách hỗ trợ phát huy tác dụng tốt như chính sách tài khóa, nhất là chính sách giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020 theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg đã có một diện đối tượng lớn DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng chính sách; hay các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công…

Ở chiều ngược lại, theo ông Thành, còn nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả thực thi chưa cao. Đơn cử như việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng dành cho người lao động bị giãn, hoãn hoặc mất việc do ảnh hưởng của đại dịch.

Hay như đối với gói hỗ trợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng cho thấy còn nhiều bất cập ở khâu thực thi, khi doanh nghiệp (DN) muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ. Với các thủ tục này, nhóm DN vừa và nhỏ - nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp cận chính sách…

 

Kết quả khảo sát từ 380 DN tại 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP HCM và Thanh Hóa cho thấy, chỉ có 22,25% các DN nhận được hỗ trợ.

Trong các lý do DN không nhận được các hỗ trợ thì có tới 54,6% DN cho rằng các DN không đáp ứng được điều kiện để nhận được hỗ trợ. Có gần 26% DN không biết đến các chính sách hỗ trợ và có gần 15% DN cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên các DN không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ.

Đối với các chính sách được hỗ trợ, thì chính sách liên quan đến gia hạn nộp thuế (thuế VAT, thuế thu nhập DN) có tỷ lệ DN nhận được hỗ trợ cao nhất, tiếp đến là gia hạn tiền thuê đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất (điện, nước, xăng…). Ngược lại, một số chính sách như chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn không có DN nào được hỗ trợ.

Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ đối với các DN, về cơ bản các DN cho rằng các chính sách hỗ trợ có tác động tích cực, đặc biệt là các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020… thì 100% ý kiến DN cho rằng có tác động tích cực….

Từ những kết quả nghiên cứu, báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị để các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn. Cụ thể, theo báo cáo, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và theo sát nhu cầu của doanh nghiệp.

 

Chẳng hạn, chọn lọc hỗ trợ những ngành nghề chịu tác động tiêu cực theo thứ tự giảm dần, là: du lịch; vận tải; dệt may, da giày; bán lẻ; giáo dục – đào tạo. Trong khi đó một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt: công nghệ thông tin, thương mại điện tử…

Ngoài ra, đối với giải pháp tài chính cần cắt giảm chi thường xuyên tối thiểu 10%, đặc biệt là các chi phí chưa thực sự cần thiết như hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước. Tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi (không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp) nếu có từ các tổ chức quốc tế với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh và thiên tai. Phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp trong điều kiện hệ thống tài chính dư thừa thanh khoản như hiện nay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm