Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp xăng dầu sắp niêm yết trên HOSE có thu hút nhà đầu tư?

DNVN - CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu - doanh nghiệp có hệ thống bán lẻ xăng dầu chỉ đứng sau PVOIL ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vì bán xăng dầu kém chất lượng / Xăng dầu tăng giá mạnh, mỗi ngày Petrolimex thu hơn 500 tỷ đồng


Chủ tịch đã từng vướng "sự cố" vì buôn lậu xăng dầu

Ngày 24/6 cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu chính thức niêm yết HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cp.

Dầu khí Nam Sông Hậu thành lập tháng 2/2012, hoạt động chính trong mảng kinh doanh xăng dầu, dung môi hóa chất.

Nguồn: HK tổng hợp

Nguồn: HK tổng hợp

Trải qua 6 lần tăng vốn thần tốc, hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là gần 1.262 tỷ đồng, gấp 21 lần vốn góp ban đầu. Cổ đông lớn nhất của Nam Sông Hậu là ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp với 66,65% vốn.

Chân dung ông Mai Văn Huy

Chân dung ông Mai Văn Huy

Theo tìm hiểu ông Mai Văn Huy sinh năm 1961. Ông nguyên là Giám đốc Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp từng bị nhận án chung thân về 4 tội gồm buôn lậu, tham ô, đưa hối lộ và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực xăng dầu.Tuy nhiên, sau hơn 9 năm chấp hành án ông đã được đặc xá và trở về thành lập nênCTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu.

 

Với mảng xăng dầu, doanh nghiệp chủ yếu chế biến condensate thông qua hệ thống chưng cất tại Nhà máy Lọc hóa dầu Cần Thơ để tạo ra các sản phẩm như Naptha (phục vụ pha chế xăng), dầu DO 0,05S và nhiều loại dung môi. Công ty cũng thực hiện hoạt động pha chế xăng không chì RON 95 mức 3 (A95) và xăng E5 RON 92 mức 2 (E5).

Ngoài ra doanh nghiệp cũng thực hiện hoạt động thương mại các sản phẩm xăng dầu (Ron 95, dầu DO, dung môi ograsol…) chủ yếu nhập từ Soleum Energy, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Theo thông tin từ bản cáo bạch, doanh nghiệp có 71 cửa hàng bán lẻ trong đó 57 cửa hàng đang hoạt động và 14 cửa hàng đang trong quá trình xin chủ trương, xây dựng, sửa chữa để chuẩn bị đi vào hoạt động. 57 cửa hàng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL (Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang).

Năm 2019 doanh nghiệp phân phối xăng dầu cho 550 đại lý, nhượng quyền bán lẻ, 30 thương nhân và phân phối dung môi cho 14 đơn vị đều ở ĐBSCL.

Doanh nghiệp cho biết ở khu vực ĐBSCL, hệ thống bán lẻ xăng dầu của Nam Sông Hậu chỉ đứng sau PVOIL. Thị phần các đầu mối năm 2019 của doanh nghiệp là 28%.

 

"Lấn sân" sang bất động sản

Bên cạnh lĩnh vực chính là xăng dầu, dung môi Nam Sông Hậu còn đầu tư vào mảng bất động sản, du lịch sinh thái. Các dự án nổi bật của doanh nghiệp có thể kể đến, như:

+ Dự án Khu tái định cư xã Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) với quy mô khoảng 3,6 ha gồm 88 lô nền tái định cư; 97 lô nền dành cho nhà ở thương mại, khu dịch vụ và văn phòng. Tổng mức đầu tư dự án gần 32 tỷ đồng.

Công ty đã hoàn thiện xong thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự kiến trong năm 2020, dự án sẽ mang lại doanh thu khoảng 231 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 46 tỷ đồng.

+ Dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng ở xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ có quy mô khoảng 9 ha với tổng mức đầu tư khoảng 141,5 tỷ đồng.

 

Công ty đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, đang tiến hành san lấp nền và thực hiện cá thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nam Sông Hậu dự kiến đến tháng 12/2020, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Doanh thu hàng năm dự kiến là 41 tỷ đồng/năm; lãi sau thuế khoảng 7,5 tỷ đồng/năm.

Thống kê bất động sản của PSH tại ngày 31/12/2019 (Nguồn: Bản cáo bạch)

Thống kê bất động sản của PSH tại ngày 31/12/2019 (Nguồn: Bản cáo bạch)

Theo thống kê bất động sản của Nam Sông Hậu hết năm 2019, bên cạnh dự án khu du lịch sinh thái Phong Điền thì doanh nghiệp còn có quyền sử dụng đất tại các cây xăng, cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, khu công nghiệp…

 

Doanh thu thành phẩm xăng dầu đang giảm mạnh

Nguồn: HK tổng hợp

Nguồn: HK tổng hợp

Theo số liệu kinh doanh trên báo cáo tài chính, ba năm gần đây thì kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu thiếu ổn định. Năm 2018 doanh thu và lợi nhuận ghi nhận tăng trưởng mạnh nhưng tới năm 2019 cả hai chỉ tiêu này giảm lần lượt 12% và 24% do giảm doanh thu bán thành phẩm.

 

Cụ thể, việc siết chặt quản lý xuất nhập khẩu xăng dầu, dung môi, chất kích Ron dùng để pha chế xăng dầu nhằm ngăn chặn gian lận khiến nguyên liệu xăng nền để pha chế giảm, không đủ pha chế thành phẩm kéo doanh thu giảm theo.

Nguồn: HK tổng hợp từ bản cáo bạch

Nguồn: HK tổng hợp từ bản cáo bạch

Năm 2018 bán thành phẩm xăng dầu đóng góp tới 79% vào tổng doanh thu nhưng sang năm 2019 giảm chỉ còn 61% và tiếp tục giảm xuống 53% vào quý I/2020.

 

Báo động về nợ vay và dòng tiền của PSH

Trong cơ cấu tài sản, hàng tồn kho chiếm hơn nửa tổng tài sản của Nam Sông Hậu nhiều năm qua và liên tục gia tăng qua các năm. Tới cuối tháng 3/2020, giá trị hàng tồn kho lên tới 6.070 tỷ đồng, chiếm 59% tài sản.

Thời điểm cuối năm 2017, số dư tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp là 419 tỷ đồng, chiếm 6% tài sản nhưng số dư này liên tục giảm dần qua các năm. Tới ngày 31/3/2020, số dư tiền và tương đương tiền của Nam Sông Hậu còn 199 tỷ đồng, chiếm chưa tới 2% tài sản.

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm

 

 

Đáng lưu ý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Nam Sông Hậu đều âm hai năm qua và tiếp tục âm trong ba tháng đầu năm 2020. Đặc biệt năm 2018 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới 632 tỷ đồng do tăng mạnh hàng tồn kho.

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp tương tự cũng ghi nhận âm trong hai năm qua và tiếp tục âm trong quý I/2020.

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm

 

 

Về cơ cấu nguồn vốn, điều đáng báo động là doanh nghiệp luôn có số nợ đi vay ngắn và dài hạn vượt vốn chủ sở hữu. Khoản nợ đi vay ở đây chủ yếu là từ ngân hàng và một phần nhỏ từ tổ chức, cá nhân. Hệ số đi vay/vốn chủ sở hữu của Nam Sông Hậu luôn lớn hơn 1,5 ba năm qua, đặc biệt năm 2017 tỷ lệ này còn ở mức 2,1 lần.

Nguồn: HK tổng hợp

Nguồn: HK tổng hợp

Hoàng Kiều
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm