Hỗ trợ doanh nghiệp

Giải mã "sức hút" Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản

Nhằm cải thiện chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, 15 doanh nghiệp Nhật Bản được nhận hỗ trợ từ Chính phủ để mở rộng sản xuất sang Việt Nam.

“Tuần lễ thịt heo Mỹ” tại hệ thống siêu thị BRGMart / Apple bị điều tra với cáo buộc lừa dối người dùng

Dịch COVID-19 là tác nhân chính gây nên sự đứt gẫy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu khiến thiết bị bảo vệ sức khỏe của Nhật Bản chỉ đủ dùng trong 1 tuần. Nhằm đa dạng hoá thị trường, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100 triệu Yen đến 5 tỷ Yen cho 30 doanh nghiệp mở rộng sản xuất sang các nước ASEAN.

Trong số 15/30 doanh nghiệp Nhật Bản đã được chọn hỗ trợ đã lựa chọn đăng ký mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Những điều gì đã hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật đến vậy?

Giải mã sức hút Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 1.

Chi phí lao động tại Vệt Nam chính là một trong những yếu tố có sức hấp dẫn với các doanh nghiệp Nhật. Ảnh minh họa.

Một doanh nghiệp Nhật chuyên sản xuất linh kiện cho xe máy và ô tô cho biết, sau thời gian sản xuất tại Việt Nam, công ty đã phát triển lên 4 cơ sở sản xuất với năng lực tăng lên gấp đôi bởi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật.

"Lao động chính là sức hấp dẫn của Việt Nam. Chí phí lao động tại Việt Nam rẻ hơn nếu so với Trung Quốc, trong khi chất lượng lao động rất tốt. Vì thế, sản phẩm làm ra tại nhà máy ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng trong khi chi phí sản xuất lại rất hợp lý.

Sự đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam ngày càng nhiều và mục đích của chúng tôi là cung cấp sản phẩm cho các công ty Nhật tại đây", ông Wakamatsu Hiroyuki - Giám đốc Công ty Chubu Rika Việt Nam cho hay.

Giải mã sức hút Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 2.

Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 59 tỷ USD.

 

Như vậy, khi một doanh nghiệp Nhật Bản mới kết hợp với một doanh nghiệp Nhật đã đầu tư tại Việt Nam sẽ hình thành chuỗi sản xuất đang ngày càng phổ biến tại các khu công nghiệp. Việt Nam vì thế được xem là điểm tập trung, hấp dẫn thêm doanh nghiệp đến từ Nhật. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cũng nhận được sự hậu thuẫn lớn từ phía Chính phủ và hệ thống ngân hàng.

Ngoài việc hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 59 tỷ USD. Khảo sát gần đây nhất do JETRO thực hiện cho thấy, Việt Nam cũng đứng vị trí thứ hai trong danh sách doanh nghiệp Nhật lựa chọn là điểm đến mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Việt Nam đón 4 làn sóng đầu tư từ Nhật Bản

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại Hà Nội - cho biết sẽ có tổng cộng 4 làn sóng đầu tư từ Nhật Bản.

 

- Làn sóng thứ nhất: các doanh nghiệp lớn của Nhật muốn mở rộng giai đoạn 2, 3, 4 tại các khu công nghiệp và địa phương.

- Làn sóng thứ 2:Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật, 1 nhóm cung ứng cho chính doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và 1 nhóm nữa triển khai hoạt động kinh doanh độc lập.

- Làn sóng thứ 3: Đầu tư sản xuất tại Việt Nam để phục vụ xuất khẩu sang nước khác, như Mỹ hay Trung Quốc.

- Làn sóng thứ 4: Sản xuất và bán hàng ngay tại Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp ngành dịch vụ và bán lẻ của Nhật.

Các quốc gia thúc đẩy thu hút dòng vốn Nhật

 

Việt Nam có cơ hội đón nhận 15/30 doanh nghiệp Nhật Bản, tức là 15 doanh nghiệp còn lại đang chọn các miền đất khác để đầu tư. Hiện có 4 doanh nghiệp đã chọn và nghiên cứu thị trường Malaysia. Ở nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh cũng đang đưa ra những chiến lược để hút được dòng vốn này, cạnh tranh với Việt Nam.

Ấn Độ

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Ấn Độ. Sau khi Nhật Bản công bố dịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, có hơn 6 doanh nghiệp nước này đã bày tỏ mong muốn đầu tư tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, trong đó có nhà sản xuất đồ gia dụng hàng đầu của Nhật Bản như Hitachi.

Nắm bắt thời cơ này, Bộ trưởng Bộ Xúc tiến đầu tư và xuất khẩu của Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã chuẩn bị một ngân hàng đất khổng lồ, lên tới 100.000 mẫu đất cho các nhà đầu tư. Trong đó, 85.000 mẫu đất sẽ để dành cho các ngành công nghiệp ở miền đông Ấn Độ, 3.000 mẫu đất dành cho nông nghiệp ở miền Trung và 2.600 mẫu đất khác dành cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào quốc phòng.

Bangladesh

 

Bangladesh hiện có hơn 300 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào đây. Theo khảo sát năm 2019, hơn 70% doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng mở rộng quy mô tại Bangladesh, tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Bangladesh có chiến lược cụ thể để thu hút dòng vốn từ Nhật Bản. Đáng chú ý nhất, là khu vực phát triển kinh tế đầu tiên rộng 1.000 mẫu tập trung cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh địa điểm thuê đất, Chính phủ còn cung cấp hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, với mức chi phí cạnh tranh so với các nước láng giềng, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm