Hỗ trợ doanh nghiệp

Năm 2020 - năm gian nan cho doanh nghiệp Việt

DNVN - Tăng trưởng năm 2019 của ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm hơn 11% nhưng tồn kho lại rất cao. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh mà không báo lãi. Năm 2020 tiếp tục là năm gian nan, thậm chí khó khăn hơn với doanh nghiệp vì xu thế thế giới giảm tốc, thách thức với kinh tế còn nhiều.

Năm 2020 của Huawei: Sống sót là ưu tiên hàng đầu / Chắp nối cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore

Đó là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tại Diễn đàn đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam 2020 với chủ đề "Cơ hội tăng tốc và bứt phá" tổ chức ngày 6/1 tại TP.HCM.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2019, thương chiến Trung - Mỹ đang gây ra nhiều bất lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta đã dũng cảm vượt lên thông qua những chỉ số kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, quy mô kinh tế của Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên lọt top 50 nền kinh tế thế giới xét về quy mô nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp đang phát triển, tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn có quy mô rất nhanh, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ đang sinh sôi.

Năm 2020 sẽ là thời gian đầy thách thức của các doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2020 sẽ là thời gian đầy thách thức của các doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, ông Lộc cho biết, 2020 tiếp tục là năm gian nan, khó khăn, thậm chí khó khăn hơn với doanh nghiệp vì xu thế thế giới giảm tốc. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nhưng sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn có vấn đề.

Dẫn chứng cụ thể, ông Lộc cho hay, tăng trưởng của 2019 cũng như nhiều năm trước, công nghiệp chế biến chế tạo là ngôi sao của nền kinh tế, chiếm hơn 11% nhưng tồn kho của khu vực này rất cao.

“Nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có lãi hay xuất khẩu của Việt Nam phần lớn ở các thị trường đều sụt giảm, trừ Mỹ; 70% kim ngạch xuất khẩu vẫn thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay 30% GDP của Việt Nam thuộc khu vực hộ kinh tế gia đình, là nhóm lĩnh vực kinh tế còn hoang sơ…”, ông Lộc nói.

Đặc biệt, theo Chủ tịch VCCI, trong năm 2019 dù Việt Nam đã cải thiện về môi trường kinh doanh nhưng vẫn còn chưa cao. Môi trường kinh doanh mới đứng thứ 5 trong ASEAN, hành trình như vậy vẫn còn rất xa để vào top 4.

 

“Năm 2018, chúng ta cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh. Nếu tập trung giải quyết các điểm nghẽn về luật pháp liên quan đến đầu tư kinh doanh thì đây sẽ là điểm đột phá lớn.

Như vậy có nhiều vấn đề cần triển khai trong năm tới để bức tranh kinh tế của năm tới tươi sáng hơn chứ chưa nói đến bứt phá.Chính phủ đang chủ trương thành lập tổ công tác đặc biệt để giải quyết những điểm chồng chéo trong kinh doanh, đó có thể là điểm đột phá của năm 2020", ông Lộc nhấn mạnh.

Thời gian

Theo TS. Trần Du Lịch, năm 2020, nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn tồn tại những điểm nghẽn.

TS. Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ phân tích, so với thời điểm 5 năm về trước thì kinh tế Việt Nam đã tốt hơn rất rõ rệt.

 

Những yếu tố từng gây bất ổn kinh tế vĩ mô như ngân hàng từng bị coi là "bom nổ chậm" hiện nay đã cực kỳ ổn định. Đối với những vướng mắc ở vấn đề thể chế tuy không tốn nhiều tiền nhưng lại khó làm và ông hy vọng 2020 khá hơn.

"Tồn tại lâu nay là một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào nợ, đe dọa cả nền kinh tế. Trước đây nhiều doanh nghiệp kêu thiếu vốn và hiện nay họ vẫn thế. Nhưng thực tế, nền kinh tế không thiếu vốn nhưng nghẽn ở chỗ doanh nghiệp không tiếp cận được vốn.

Năm 2020, nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn tồn tại những điểm nghẽn và những điểm nghẽn càng để lâu càng khó gỡ. Hy vọng Việt Nam trong 10 năm tới phát triển cao hơn nhưng với điều kiện phải khơi thông được thể chế và nguồn lực", TS. Trần Du Lịch nói.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương lại có nhận định khả quan hơn trong năm 2020. Ông Tú Anh nhìn nhận các điểm nghẽn, nhất là đầu tư công sẽ được giải quyết. Những thủ tục vướng mắc của 2019 đã được giải quyết nên 2020 vốn sẽ được giải ngân nhiều hơn, kích hoạt được dòng vốn tư nhân, kích hoạt được dòng vốn tư nhân.

Còn TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế nhìn nhận, để nền kinh tế năm 2020 phát triển thì nhà nước cần triển khai xây dựng, hoàn thiện các dự án lớn về kết cấu hạ tầng. “Nếu không thúc đẩy được loại đầu tư này thì tăng trưởng trung, dài hạn có vấn đề”, ông Thành nói.

 

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm