Hỗ trợ doanh nghiệp

Pakistan yêu cầu giấy chứng nhận Halal với thực phẩm nhập khẩu từ ngày 30/5

DNVN - Từ ngày 30/5/2020, tất cả các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan được Chính phủ Pakistan chỉ định cấp.

Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp lo nhất điều gì? / Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, Bộ Thương Mại Pakistan vừa ban hành quyết định tất cả các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan được chính phủ Pakistan chỉ định cấp, có hiệu lực từ ngày 30/5/2020.
Đây là thông tin cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan.
Theo Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Pakistan - với dân số là 190 triệu người, trong đó phần lớn người dân theo đạo Hồi (97% dân số). Do yếu tố tín ngưỡng tại Pakistan là Đạo Hồi, sản phẩm được người tiêu dùng Pakistan lựa chọn phải là những thành phần cho phép theo Luật Hồi giáo. Yếu tố này đã quyết định hành vi của người tiêu dùng trong lựa chọn sản phẩm, hay còn gọi là sản phẩm Halal.

Ảnh minh họa. (Nguồn Vinacas)
Halal trong tiếng Ả-rập có nghĩa là đuợc phép. Nó chỉ dẫn những đồ vật hoặc hành động đuợc Đạo hồi cho phép. Ngược lại với Halal là Haram, tiếng Ả-rập có nghĩa là không đuợc phép hoặc cấm kỵ. Đối với người sản xuất và kinh doanh thuơng mại, điều này đưa đến một sự đảm bảo rằng tất cả những yếu tố đầu vào, dụng cụ, máy móc và lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối trong chuỗi cung cấp sản phẩm phải tránh bất cứ thứ gì được coi là cấm kỵ. Quy trình này bao trùm cả thực phẩm cũng như các sản phẩm không phải là thực phẩm như thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm. Như vậy, để đảm bảo sản phẩm đúng là Halal thì phải có giấy chứng nhận Halal.
Chứng nhận Halal thực chất là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran và luật Shariah. Halal không phải là chứng nhận về mặt chất lượng hay kỹ thuật. Mục tiêu của chứng nhận Halal nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất hay chế biến theo đúng yêu cầu của kinh Qur'an và luật Shari'ah của người Hồi giáo.
Tại Pakistan, chứng nhận Halal là bắt buộc, dưới sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan Chính phủ. Ngoài ra, các quy định quản lý và quy trình thực hiện việc cấp chứng nhận Halal tại Pakistan do Tổng cục Tiêu chuẩn và Quản lý Chất lượng Pakistan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện.
Tháng 2/2020 Bộ Thương mại Pakistan ban hành quy định đối với nhãn mác của các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan:
1/ Thời hạn sử dụng của sản phẩm tại thời điểm nhập khẩu phải còn ít nhất 66% kể từ ngày sản xuất.
2/ Các thành phần và chi tiết của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, v.v.) trên bao bì phải được in bằng tiếng Urdu và tiếng Anh .
3/ Logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ.
4/ Hàng nhập khẩu phải có phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm