Hỗ trợ doanh nghiệp

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt doanh nhân tiêu biểu

Nhân kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2018), chiều 12/10, các đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018 đã vinh dự được tiếp kiến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Phủ Chủ tịch.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / Trung ương MTTQ Việt Nam tặng hoa chúc mừng Hiệp hội DNNVV VN nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

 Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.Ảnh: Nguyễn Cường

Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.Ảnh: Nguyễn Cường

Tại buổi gặp mặt, Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đáng giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, cùng những khó khăn của nền kinh tế trong nước, song với đặc thù năng động, linh hoạt, khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia, hàng năm đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho xã hội.

Toàn cảnh buổi tiếp kiến. Ảnh: Nguyễn Cường

Toàn cảnh buổi tiếp kiến. Ảnh: Nguyễn Cường

"Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển, phát huy vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước", Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi tiếp kiến, TS. Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Vinasme - Đại biểu quốc hội, cho biết: Hiện nay, Vinasme chiếm gần 98% trên tổng số 600.000 doanh nghiệp cả nước, giải quyết 60% lao động, đóng góp trên 40% GDP. Vinasme đã tham gia tích cực, năng động, thể hiện được vị trí, vai trò, sức hấp dẫn của một tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp. Với vai trò là cầu nối, Vinasme đã kịp thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành hữu quan chỉnh sửa bổ sung các dự luật, kiện toàn một số chính sách liên quan mật thiết đến hoạt động doanh nghiệp, giải các nút thắt nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mang lại những tác động tích cực trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

TS. Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Vinasme- Đại biểu quốc hội báo cáo kết quả hoạt động của Vinasme

TS. Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Vinasme- Đại biểu quốc hội báo cáo kết quả hoạt động của Vinasme

 

Năm 2018, từ thỏa thuận hợp tác giữa Quỹ BTTEVN và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã kí trong 5 năm (2018-2022) cùng nhau thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phát động phong trào “Doanh nghiệp, doanh nhân vì trẻ em Việt Nam năm 2018” và được các doanh nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia ủng hộ. Vừa qua, Vinasime đã trao 1 tỷ 350 triệu đồng cho Quỹ học bổng Hội Khuyến học Việt Nam; 500.000.000 đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Đây là số tiền do cộng đồng doanh nhân - doanh nghiệp đóng góp, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng

Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Nguyễn Cường.

Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Nguyễn Cường.

Với tinh thần hội nghị TƯ 8, năm đầu tiên thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó có rất nhiều nội dung hỗ trợ cho DNNVV về các mặt tín dụng, cơ sở sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, công nghệ, cải cách thủ tục hành chính mà Chính phủ đang quyết liệt điều hành, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cam kết cùng các Ngân hàng như BIDV, Bưu điện Liên Việt hợp tác chặt chẽ trong việc cung ứng các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV bằng các thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. BIDV triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho các hội viên của Vinasmevà các DNNVV do Hiệp hộigiới thiệuđáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật và BIDV. Gói tín dụng cũng hướng tới các thành viên của nhóm doanh nghiệp tương hỗ với mục đích khuyến khích phát triển mô hình liên kết, hợp tác của các DNNVV trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Nguyễn Cường.

Đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Nguyễn Cường.

Sau khi nghe báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ý kiến phát biểu của một số đại biểu tại cuộc gặp mặt, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoan nghênh, ghi nhận những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ và vừa đã tích cực hưởng ứng, hỗ trợ thiết thực đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 

Một số ý kiến phát biểu của đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu năm 2018 tại buổi tiếp kiến:

Doanh nhân Phạm Phúc Ngân – Chủ tịch Công ty Cổ phần Socos:

Trong thương trường khắc nghiệt bởi sự cạnh tranh gay gắt, nhiều nữ doanh nhân vẫn thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ và tài năng kinh doanh để chèo lái doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư các lĩnh vực, giải quyết công ăn việc làm, làm giàu cho bản thân và xã hội. Đội ngũ nữ doanh nhân còn tích cực tham gia vào công tác xã hội, đảm đương tốt công việc gia đình, chăm sóc con cái...Tuy nhiên, thực tế doanh nhân nữ còn chịu nhiều thiệt thòi và gặp nhiều trở ngại trong quá trình khởi sự và điều hành doanh nghiệp. Rào cản lớn nhất đối với nhiều doanh nhân nữ đó là do đặc thù giới, tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" vẫn tồn tại trong xã hội, bản thân nữ doanh nhân còn thiếu tự tin, chủ động trong hoạt động kinh doanh, cùng đó phải nỗ lực để cân bằng giữa công việc kinh doanh và vai trò của người vợ, người mẹ. Chính phủ cần ban hành các chính sách và chương trình cụ thể để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho phụ nữ, khuyến khích phụ nữ khởi sự doanh nghiệp, tạo điều kiện để các tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân nữ phát huy hơn nữa vai trò tổ chức cầu nối xúc tiến thương mại và đầu tư, kinh doanh cho doanh nhân.

Doanh nhân Doãn Đình Chúc – GĐ Trung tâm DN Hội nhập và phát triển, đồng tác giả nghiên cứu đề tài khoa học “Quy trình xác thực chống hàng giả”:

 

Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, có chức năng nghiên cứu, ứng dụng nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với sự lao động sáng tạo của mình, IDE đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giao phó. 4 năm liên tiếp triển khai thành công Chương trình bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên toàn quốc, bảo vệ thành công thương hiệu cho nhiều dòng sản phẩm của hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam. Sáng chế của IDE đã được 21 tỉnh thành hưởng ứng, sử dụng và tuyên truyền trên diện rộng. Thủ đô Hà Nội đã áp dụng xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc, gắn với chính quyền điện tử để quản lý an toàn thực phẩm và lưu thông hàng hóa trên địa bàn với quyết tâm tới 2020, 100% sản phẩm trong chuỗi an toàn được minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc trên Hệ thống này. Trung tâm IDE – Hiệp hội DNNVV Việt Nam kính đề nghị Chính phủ tiếp thu thành tựu sáng chế xây dựng Hệ thống một cửa về truy xuất nguồn gốc hàng hóa gắn với Chính phủ điện tử để Chính phủ quản trị nền sản xuất nước nhà; địa phương quản trị sản xuất và an toàn thực phẩm của địa phương; doanh nghiệp quản trị sản xuất và dòng hàng của doanh nghiệp; người dân tương tác kiểm soát hoạt động của Chính phủ, chính quyền và doanh nghiệp bằng công nghệ 4.0 vừa minh bạch, hiệu quả, chính xác và vô cùng hiệu quả, tiện lợi, tiết kiệm. Hệ thống này cũng chính là một hệ thống thương mại điện tử duy nhất có bản quyền công nghệ, khắc phục được niềm tin trong thương mại điện tử khi có sự giám sát của các cơ quan quản lý và công nghệ bảo mật tuyệt đối của IDE.

Doanh nhân Trần Nhật Hoàng - Giám đốc Công ty CP Sản xuất cơ khí và xây dựng CNC:

Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần xác định Xây dựng cũng là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường nước ngoài. Sự chủ động phát triển, hội nhập của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ bằng các chủ trương, những nghị quyết cụ thể, thiết thực của Đảng, Chính phủ như giảm lãi suất trong năm tới và giải quyết nợ xấu, rút gọn các thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần triển khai hiệu quả nghị quyết “về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”.


Theo doanhnghiephoinhap.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm