Hỗ trợ doanh nghiệp

Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển công nghệ nông nghiệp Việt Nam

DNVN - Trên cơ sở hợp tác quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã khơi thông và khai thác được khá nhiều các công nghệ mới, uy tín của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các đối tác của Úc, hỗ trợ công tác đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực thuỷ sản Việt Nam.

Lâm Đồng chính thức “khai tử” dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú / Thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam: Hữu ích để tái cơ cấu

Nhằm đánh dấu sự thành công của GRAFT Challenge Vietnam 2021 - Chương trình Tìm kiếm các giải pháp công nghệ nông nghiệp (CNNN) để giải quyết thách thức cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam, sáng 11/1/2022 đã diễn ra sự kiện “Tổng kết chương trình GRAFT: Thúc đẩy kết nối CNNN”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Mark Tattersall, Phó đại sứ quán Úc cho biết, ĐMST là một trong ba trụ cột quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Úc và Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay. Trong đó, ĐMSTđã được triển khai thành các sáng kiến cụ thể trong chương trình nghị sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Cũng theo ông Mark Tattersall, trong ngành nông nghiệp, các giải pháp về công nghệ vô cùng quan trọng, giúp có thể tăng cường năng suất lao động cũng như có thể tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các doanh nghiệp và những người tham gia vào ngành nông nghiệp.

Trong đó, chương trình GRAFT Challenge Vietnam là một chương trình quan trọng trong toàn bộ danh mục hợp tác giữa hai nước Úc và Việt Nam. Chương trình một lần nữa đã xác định tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai quốc gia.

Các khách mời tham gia sự kiện.

Các khách mời tham gia sự kiện.

Bên cạnh đó, ông Mark Tattersall cũng bày tỏ kỳ vọng, thông qua những giải pháp mà chương trình nhận được và những kết quả nghiên cứu sáng tạo có thể thương mại hoá và giúp giải quyết những vấn đề cụ thể mà nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải.

“Việc áp dụng các công nghệ mới để giải quyết hoặc tận dụng những cơ hội do công nghệ tạo ra là một mô hình tốt trên thế giới. GRAFT chính là cơ hội để chúng ta có thể tạo ra những kết nối và thúc đẩy công nghệ, ĐMSTthông qua hợp tác quốc tế”, ông Mark Tattersall nói.

Cũng tại sự kiện, ông Phạm Đức Nghiêm, Phó giám đốc Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, tại Việt Nam, nông nghiệp đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội; đặc biệt là thúc đẩy các giải pháp công nghệ mới, nâng cao năng suất chất lượng, tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.

Thời gian qua chúng ta đã đạt được những dấu ấn quan trọng, đặc biệt là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng về giống, về kỹ thuật canh tác và đặc biệt khâu liên quan bảo quản.

 

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam quan tâm nhiều đến việc ứng dụng các giải pháp đặc biệt là các giải pháp liên quan đến số hoá, phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ đó, ông Nghiêm cũng hy vọng những giải pháp được ươm tạo và hình thành tại chương trình Aus4Innovation, sẽ đem lại nhiều ứng dụng và tác động lan toả cho nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ông Nghiêm cũng chia sẻ một số nội dung trọng tâm trong thời gian tới sẽ được Bộ thúc đẩy, các hoạt động công nghệ, ĐMSTsẽ được thiết lập, duy trì và phát triển cụ thể:

Tại Quyết định 1158 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường công nghệ và thúc đẩy ứng dụng chuyển giao công nghệ, có 8 chuỗi ngành hàng đã được Chính phủ lựa chọn để phát triển thị trường công nghệ và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, trong đó có 3 chuỗi ngành hàng liên quan đến nông nghiệp gồm: chuỗi phát triển các sản phẩm liên quan đến đầu vào ngành dệt may như các tơ, sợi và các sản phẩm phục vụ ngành dệt may; chuỗi về đồ gỗ và thuỷ sản.

“Trong giai đoạn 2021-2030, Bộ KH&CN sẽ tiến hành điều tra, đánh giá năng lực tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp, khả năng cung ứng của các nhà cung ứng công nghệ trên thị trường, từ đó triển khai các biện pháp hỗ trợ cụ thể để có thể kết nối được các nguồn cung chính từ các Viện, Trường của Viêt Nam với các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Nghiêm cho biết.

 

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để có thể kết nối, chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, khoa học quốc tế nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở hợp tác quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã khơi thông và khai thác được khá nhiều các công nghệ mới, uy tín của các quốc gia trong khu vực đặc biệt là các đối tác của Úc, hỗ trợ trong công tác ĐMSTtrong lĩnh vực thuỷ sản Việt Nam.

Cũng tại sự kiện, ông Phạm Đức Nghiêm cũng thay mặt Bộ KH&CN cam kết đồng hành cùng chương trình trong thời gian tới và sẽ giao cho các đơn vị chuyên môn, trợ giúp kết nối, thúc đẩy ứng dụng các giải pháp của chương trình tới các doanh nghiệp và đơn vị liên quan.

GRAFT Challenge Vietnam là chương trình tìm kiếm các giải pháp CNNN để giải quyết thách thức cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Chương trình được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMSTtriển vọng trên toàn cầu tiếp cận thị trường Việt Nam, đưa công nghệ vào ứng dụng thực tiễn và giải quyết những thách thức cấp bách nhất của ngành nông nghiệp thực phẩm.

GRAFT được tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Australia kết hợp với Bộ KH&CN Việt Nam nhằm thúc đẩy thử nghiệm các mô hình mới trong hợp tác công-tư, tăng cường năng lực của Việt Nam trong công tác dự báo số, xây dựng kịch bản, thương mại hóa và chính sách về đổi mới sáng tạo.

Trong quá trình thực hiện, GRAFT Challenge Vietnam đã nhận được các giải pháp đột phá từ các công ty công nghệ nông nghiệp đến từ 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Mỹ, Israel, Australia, Ấn Độ và Thái Lan, Indonesia. Trong đó GRAFT Challenge Vietnam 2021 qua một giai đoạn thử thách và tuyển chọn đã chọn ra được 9 doanh nghiệp nước ngoài có giải pháp công nghệ nông nghiệp đột phá sáng tạo để triển khai các hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường Việt Nam.

 

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm