Hỗ trợ doanh nghiệp

Thực hư số lỗ của Vinawaco

Cần làm rõ về số lỗ của Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) lỗ 993,8 tỷ đồng hay 998,3 triệu đồng.

Doanh nghiệp Trung Quốc huy động 500 triệu USD vốn từ Walmart và JD / MobiFone lại lỡ hẹn cổ phần hoá vì thương vụ với AVG

Trong Công văn hỏa tốc số 9430/BTC - TCDN liên quan đến việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Vinawaco vừa được Bộ Tài chính gửi tới Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), trong vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Vinawaco, cần làm rõ về số lỗ phát sinh lên tới 993,8 tỷ đồng tại tổng công ty này.

Số liệu nhầm lẫn?

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan tới khoản lỗ rất lớn, vượt gấp hơn 3 lần vốn điều lệ hiện tại của Vinawaco.

Sau khi cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ và của chính các chủ nợ đến đòi, Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Sau khi cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ và của chính các chủ nợ đến đòi, Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, căn cứ biên bản kiểm tra thuế của Cục Thuế TP. Hà Nội tại Vinawaco vào tháng 10/3/2016, thì từ ngày 1/7/2013 đến ngày 29/5/2014, Vinawaco lỗ tới 998,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Vinawaco xác nhận, số liệu thua lỗ mà Bộ Tài chính dẫn chiếu là nhầm lẫn, bởi Cục Thuế TP. Hà Nội chỉ ghi nhận khoản thua lỗ 998,3 triệu đồng mà thôi.

Tại Công văn số 6765/BGTVT - QLDN mà Bộ GTVT gửi xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về hướng xử lý liên quan đến việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Vinawaco từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), khoản lỗ mà Cục Thuế TP. Hà Nội ghi nhận cũng chỉ là hơn 998 triệu đồng.

Đại diện cổ đông chiến lược hiện nắm chi phối tại Vinawaco cho rằng, nếu tính cả khoản lỗ từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu nêu trên và các khoản phát sinh khác, tổng giá trị đề nghị giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 137 tỷ đồng.

Việc không thống nhất được các tồn tại về tài chính là một trong những nguyên nhân khiến Vinawaco sau 4 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (ngày 30/5/2015) vẫn chưa thể quyết toán vốn để xác định phần vốn nhà nước - thủ tục quan trọng nhất để khép lại quá trình cổ phần hóa cũng như việc chuyển phần vốn này sang SCIC.

 

Phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ

Tổng Công ty Xây dựng đường thủy vốn là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công cảng biển, nạo vét luồng hàng hải của Bộ GTVT. Phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp này được xác định là 109,8 tỷ đồng (tương ứng 30% vốn điều lệ). Tuy nhiên, đó chưa phải là con số chốt, vìgần đây xuất hiện một trường hợp gần như chưa từng xảy ra trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Vinawaco từng chia sẻ, sau khi cổ phần hóa, thông qua kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ và của chính các chủ nợ đến đòi, Vinawaco phát hiện ít nhất 14 khoản nợ, lỗ, với tổng số tiền lên tới hơn 137 tỷ đồng.

Trong đó,khoản nợ phải trả của các khách hàng bao gồm nợ xấu ngân hàng trị giá 66 tỷ đồng; khoản chi phí dở dang 38,2 tỷ đồng từ 25 công trình từ trước năm 2013 không tương ứng với doanh thu... Một trong những khoản nằm ngoài sổ sách lớn nhất mới phát lộ là khoản nợ 53 tỷ đồng từ vay ngân hàng Vietcombank kéo dài suốt 22 năm (vốn vay ban đầu 12 tỷ đồng để mua 3 con tàu sau 22 năm, tiền lãi lên đến hơn 40 tỷ đồng).

Vẫn theo ông Tuấn, những khoản nợ, lỗ này đều không được đề cập trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, hoặc nếu có thì nợ phải trả thực tế lớn hơn nợ phải trả trong hồ sơ. Phần vốn nhà nước tại Vinawaco là 109,8 tỷ đồng (tương ứng 30% vốn điều lệ), do đó nếu các tồn tại này được xử lý, thì phần vốn nhà nước sẽ bị âm 30,3 tỷ đồng.

 

Theo các chuyên gia, ngay sau khi cổ phần hoá, đáng lẽ Bộ GTVT phải tiến hành quyết toán, chuyển quyền đại diện vốn Nhà nước từ Bộ GTVT sang Tổng Cty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tuy nhiên, cũng từ những vướng mắc nêu trên nên việc chuyển phần vốn Nhà nước về SCIC đã không thể thực hiện được.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm