Hỗ trợ doanh nghiệp

Tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp.

DNVN - Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng tỉnh Sóc Trăng vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế dương, đạt 1,18%, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 27.560 tỷ đồng (tăng 12%) và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1,28 tỷ USD (tăng 16%).

Tái cơ cấu công ty thủy sản Phương Nam (Sóc Trăng) / Canada hỗ trợ các sáng kiến đổi mới của doanh nghiệp tại Sóc Trăng

Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, phải chịu tổn thất, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn sát cánh cùng chính quyền, thực hiện trách nhiệm cộng đồng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chủ động chung tay góp sức hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, bảo đảm lương thực cho người dân.

Ngược lại, tỉnh Sóc trăng luôn đánh giá cao vai trò và đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vượt khó, duy trì sản xuất và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 3.850 DN với tổng số vốn đăng ký là 50.060 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp lớn là 56 DN, DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ là 3.794 doanh nghiệp (chiếm 98,54%). Riêng trong năm 2021, tỉnh có 360 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký 2.379,7 tỷ đồng.

Tỉnh Sóc Trăng họp mặt, gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn.

Tỉnh Sóc Trăng họp mặt, gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn.

Năm 2021, dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng thông qua các hình thức khác nhau như trực tiếp, trực tuyến, điện thoại, email), tỉnh đã tiếp làm việc tư vấn cho 90 lượt nhà đầu tư tìm hiểu, đăng ký thực hiện các dự án đầu tư. Tỉnh đã cấp đầu tư cho 16 dự án với số vốn đăng ký là 26.621 tỷ đồng (tăng 23,24% so với cùng kỳ năm trước), trong đó, dự án ngoài khu công nghiệp là 8 dự án với vốn đăng ký hơn 26.073 tỷ đồng.

Ngoài việc tư vấn hướng dẫn hỗ trợ DN, nhà đầu tư, tỉnh còn kịp thời hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho DN; hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ các DN tham gia các chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN), hỗ trợ kết nối thị trường; xúc tiến thương mại…

Theo đó, trong năm 2021, tỉnh đã tổ chức 3 khóa đào tạo trực tuyến về VietGAP, HACCP và truy xuất nguồn gốc, có 90 cơ sở (trong đó có 11 DN tham gia); Tư vấn hỗ trợ cho 26 DN đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước với kinh phí gần 120 triệu đồng; hỗ trợ 3 doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc với số tiền 37 triệu đồng; hỗ trợ 1.688.860 tem điện tử nhận diện và truy xuất nguồn gốc cho 25 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; hỗ trợ các DN chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thông qua các đề án khuyến khích công quốc gia và đề án khuyến khích công địa phương. Trong năm 2021, đã thực hiện hoàn thành 13 đề án với tổng kinh phí gần 5,5 tỷ đồng, trong đó, kinh phí hỗ trợ từ chương trình khoàng 2,5 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh cũng đã hướng dẫn cho 3 DN đề xuất và chủ trì thực hiện 3 dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” với kinh phí Trung ương đầu tư cho 3 dự án này là 11,8 tỷ đồng, có 1 dự án tiếp tục được Bộ KH&CN phê duyệt trong Chương trình.

Bên cạnh, tỉnh thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn các DN đăng ký tham gia quảng bá, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử có uy tín trong nước (Shopee.vn, Tiki.vn, Sendo.vn…). Kết quả đã đưa 68 sản phẩm đạt chuẩn OCCP là các sản phẩm đặc trưng của tỉnh lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ 8 DN tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm; 40 lượt DN tham gia hội chợ triển lãm và các sự kiện xúc tiến thương mại tại tỉnh An Giang..

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trò chuyện cùng các doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trò chuyện cùng các doanh nghiệp.

Mới đây, vào ngày 9/2, tại buổi họp mặt đối thoại DN đầu năm do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức, với tinh thần cởi mở, lắng nghe, cầu thị, lãnh đạo tỉnh đã thẳng thắn trao đổi và tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các DN. Qua đó phục hồi nhanh sản xuất sau đại dịch về khó khăn về nguồn nhân lực, tình trạng thiếu hụt lao động do xu hướng dịch chuyển. Ngoài ra, tỉnh quan tâm đến vấn đề nhà ở cho công nhân, triển khai các gói hỗ trợ DN để phục hồi sản xuất, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng…

Nhân dịp này, Ông Trần Văn Lâu- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ghi nhận vai trò, sự đồng lòng nhiệt huyết của các DN, cùng chia sẻ khó khăn, chung sức vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, với những cơ hội, thách thức đan xen, đòi hỏi khả năng ứng phó, sức chống chịu và nguồn lực mới để phát triển. Nhiều công trình, dự án lớn có tác động lan tỏa cho vùng ĐBSCL đã được khởi động như tuyến Cao tốc hình thành trục dọc kết nối Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau; trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… TP Sóc Trăng được định hướng là đô thị loại 1 trong dự thảo Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Đây là những điều kiện, cơ hội có thể dẫn dắt làn sóng đầu tư mới vào tỉnh Sóc Trăng mở ra những kỳ vọng phát triển trong thời gian tới đối với tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các DN đẩy mạnh sản xuất trong quá trình phát triển đó”. Ông Trần Văn Lâu khẳng định.

Hòa Minh - TQ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm