Hỗ trợ doanh nghiệp

Tổ chức test nhanh SARS-CoV-2 tại các chốt kiểm soát để lưu thông hàng hóa

DNVN - Hiện thời gian có hiệu lực của kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 là 3 ngày, Bộ GTVT và Bộ Y tế sẽ phối hợp để xem xét điều chỉnh thời gian hiệu lực phù hợp với tình hình. Theo quy định của Bộ Y tế, những người đi trên phương tiện vận tải khi chưa có kết quả xét nghiệm thì tổ chức xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm soát khi ra, vào vùng dịch.

Điều kiện "không có nợ xấu" là rào cản lớn khi doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ / "Giấy thông hành" âm tính với SARS-CoV-2: Mỗi nơi áp dụng một kiểu, khiến hàng hóa bị ùn tắc

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn.

Tại cuộc họp với một số bộ, ngành về công tác chuẩn bị triển khai văn bản số 969/TTg-KGVX, chiều 17/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ trưởng Bộ GTVT đã trực tiếp điều hành, tổ chức lại việc phân luồng, phân tuyến, áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR thống nhất với các địa phương để bảo đảm các xe vận tải hàng hóa được lưu thông trong khu vực có dịch và không có dịch. Rút kinh nghiệm từ hoạt động điều phối giao thông liên tỉnh thời gian qua có tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo văn bản mới nhất của Thủ tướng, Bộ GTVT đã phân lại luồng, quy định cụ thể để bảo đảm giao thông trong khu vực 19 tỉnh, thành phố luôn suôn sẻ và tổ chức giao thông giữa 19 tỉnh, thành phố với các địa phương khác bảo đảm thông suốt. Bộ GTVT cũng cử cán bộ phối hợp với ngành y tế để xét nghiệm nhanh các lái xe ngay tại chốt kiểm soát tại các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận.

Theo quy định của Bộ Y tế, những người đi trên phương tiện vận tải phải có kết quả xét nghiệm âm tính, khi chưa có kết quả xét nghiệm thì tổ chức xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm soát khi ra, vào vùng dịch.

Hiện nhu cầu xét nghiệm của lái xe, phụ xe và người đi trên xe rất cao, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các Sở Y tế để khẩn trương thống kê, tổ chức xét nghiệm cho các lái xe có nhu cầu. Hiện thời gian có hiệu lực của kết quả xét nghiệm là 3 ngày, Bộ GTVT và Bộ Y tế sẽ phối hợp để xem xét điều chỉnh thời gian hiệu lực phù hợp với tình hình.

Việc thực hiện luồng xanh hàng hóa còn bất cập tại một số nơi. Vừa qua, Bộ GTVT giao các Sở GTVT cấp mã QR cho các xe, tuy nhiên, việc này thực hiện còn chậm. Từ ngày 19/7, Bộ giao Tổng cục Đường bộ tổ chức cấp mã QR để giúp các doanh nghiệp và lái xe được cấp nhanh, lưu thông nhanh hơn.

 

Trước tình trạng xe chở hàng hóa bị ùn tắc tại các chốt kiểm dịch từ ngày 8/7, trước đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 thay vì yêu cầu phải xét nghiệm phương pháp Realtime RT-PCR đối với tài xế chở hàng.

Tương tự, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cũng như giới chuyên gia đều có chung kiến nghị: Ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho đội ngũ lái xe. Trong thời gian bốc dỡ hàng hóa tại Bắc Ninh, nếu phiếu xét nghiệm hết hạn thì người lái xe, phụ xe, bốc xếp đến các địa điểm xét nghiệm trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khi quay trở về các tỉnh/thành khác.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm