Hỗ trợ doanh nghiệp

Vì sao doanh nghiệp trong nước không phát triển được?

Đó là câu hỏi mà nhiều ĐBQH đặt ra trong phiên thảo luận về các báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào ngày 9/10.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương doanh nghiệp

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Đỗ Văn Sinh nêu lên nghịch lý để các ĐB so sánh: Doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp vào GDP lớn nhất, thuế cũng nộp nhiều hơn, trong khi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI được ưu đãi hơn rất nhiều.


Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, đại biểu Đỗ Văn Sinh phát biểu.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, đại biểu Đỗ Văn Sinh.

Theo báo cáo của Chính phủ: Tình hình đăng ký DN tiếp tục khởi sắc, ước đạt khoảng 130 ngàn DN, tăng 2,5%. 9 tháng đầu năm có 96.611 DN đăng ký thành lập mới, tăng 2,8% (cùng kỳ tăng 15,3%).

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói rằng, mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020, nhưng việc chuyển đổi hộ kinh doanh sang DN kết quả chưa được bao nhiêu. Vậy khó khăn là gì?

ĐB Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) không khỏi lo lắng: Chính phủ cần quan tâm thế nào khi doanh nghiệp nhỏ ngày càng trở nên yếu thế. ĐB Trần Văn Tiến ( tỉnh Vĩnh Phúc) đặt vấn đề, thành lập mới có xu hướng chững lại, tăng có 2,8% trong khi đang cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Nguyên nhân là gì, doanh nghiệp không mặn mà hay đã quá ngưỡng, tốc độ tăng đang từ trên 15% của cùng kỳ 2017 xuống 2,8% năm 2018 thì liệu đến 2019 có tăng được không? Ông Tiến nói rằng, ông không thể tìm được câu trả lời từ báo cáo của Bộ KH-ĐT vì báo cáo rất chung chung, số liệu không đầy đủ nên không phân tích, so sánh được.

 

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh chưa có năm nào mà số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn như 2018. Ông Kiê viện dẫn: Thực chất chỉ còn có 23 ngàn DN, vậy nguyên nhân là gì, cần phải làm rõ.

Hiện nay, tổng vốn chủ sở hữu của DN nhà nước là 1,3 triệu tỷ nhưng chỉ đóng góp 11,8% tổng thu ngân sách. Trong khi đó khu vực ngoài quốc doanh đóng góp ngân sách cao hơn rất nhiều với 15,6%, còn khu vực FDI chiếm 13,9%, ĐB Đỗ Văn Sinh nêu.

Có một thực tế là, khu vực DN ngoài nhà nước đóng góp hơn 41,57% GDP, thuế cao hơn, trong khi DN nhà nước được ưu tiên rất nhiều, vốn nhiều, lợi thế nhiều, đóng góp thấp hơn. FDI cũng thế, ưu đãi rất nhiều, đóng góp cũng thấp hơn, điều đó khiến các DN ngoài nhà nước không khỏi chạnh lòng.

"Chính sách có rồi, nhưng triển khai có vấn đề, thực chất Chính phủ đã làm gì để thực sự phát triển DN trong nước. Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân vì sao DN trong nước không phát triển được, thời gian qua Chính phủ đã có hành động gì, đã hỗ trợ DN trong nước những gì và được bao nhiêu để mang lại sức sống cho họ", ông Sinh nêu quan điểm.



 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm