Vĩnh Long: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Vĩnh Long: Nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển / Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo “gỡ khó” cho doanh nghiệp
Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược) phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Long.
Kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT nhằm đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của tỉnh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTNT trong công cuộc chuyển đổi số và chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh; triển khai ứng dụng TTNT rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến; hình thành được bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối chia sẻ vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT.
Vĩnh Long khuyến khích hỗ trợ DN đầu tư phát triển và ứng dụng TTNT giai đoạn đến năm 2030
Theo kế hoạch của UBND tỉnh, chiến lược cần tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm, đó là: triển khai, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTNT ; xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
Xây dựng và phát triển hệ sinh thái TTNT, trong đó, tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực TTNT. Triển khai phổ cập kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT và khoa học dữ liệu; đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu vận hành và điều hành sản phẩm TTNT phục vụ người dân. Thúc đẩy các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đầu tư nguồn nhân lực cho các phòng thí nghiệm, các dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng TTNT, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực TTNT của tỉnh thông qua việc đào tạo hướng thực tế.
Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các ứng dụng TTNT: Khuyến khích các tập đoàn công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học đề xuất các giải pháp thử nghiệm và ứng dụng TTNT phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nghiên cứu phát triển một số sản phẩm TTNT dựa trên nguồn dữ liệu và trí đặc thù của tỉnh.
Tập trung thu hút các nguồn lực, đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm đào tạo, phát triển và ứng dụng TTNT và Khoa học dữ liệu trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cho việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, có uy tín trong lĩnh vực TTNT bằng nhiều hình thức.
Thúc đẩy ứng dụng TTNT trong các ngành, lĩnh vực như: phát triển doanh nghiệp ứng dụng TTNT; quốc phòng - an ninh và các lĩnh vực kinh tế - xã hội; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lĩnh vực giao thông, vận tải, logistics; lĩnh vực tài nguyên và môi trường; lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; lĩnh vực văn hóa và du lịch; lĩnh vực thương mại điện tử.
Khuyến khích thúc đẩy các dự án chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về TTNT. Tham gia các hoạt động của các hội, hiệp hội và tổ chức khác về phát triển ứng dụng TTNT. Thu hút, tài trợ hợp tác quốc tế để mời gọi các chuyên gia đầu ngành TTNT về làm việc theo thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, tư vấn cho tỉnh kế hoạch, chiến lược phát triển và ứng dụng TTNT.
Theo kế hoạch, kinh phí để thực hiện chiến lược gồm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo