Hỗ trợ doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu – Khoảng trống còn bỏ ngỏ của nhiều doanh nghiệp

DNVN - Vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm hiện nay đối với DN không mấy dễ dàng, bởi trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sức ép cạnh tranh thương hiệu giữa DN trong và ngoài nước rất lớn. Do đó, DN cần phải có chiến lược xây dựng, quảng bá thương hiệu cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra tại Hội thảo: “Phát triển thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp TP.HCM”, tổ chức mới đây tại TP.HCM

Khoảng trống thương hiệu đối với DNNVV

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa đối với Việt Nam nhưng cũng tạo ra

áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay cả ở thị trường trong nước.

Đáp ứng yêu cầu hội nhập, xây dựng thương hiệu sản phẩm là điều cần thiết, bởi đây không chỉ là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, cạnh tranh "sòng phẳng" với các doanh nghiệp nước ngoài, mà còn tạo danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho thấy, đến nay thương hiệu sản phẩm vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN).

Quang cảnh hội thảo “Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP.HCM”.

Quang cảnh hội thảo “Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP.HCM”.

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt còn bị hạn chế về nhiều mặt, nhất là về nguồn lực tài chính nên chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho riêng mình. Bên cạnh đó, còn không ít DNVVN có quan niệm việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, chính bởi tư duy đó mà nhiều DNVVN Việt Nam bị lép vế, yếu thế và dẫn đến hậu quả nhiều khách hàng đã quay lưng lại với các sản phẩm trong nước, quan tâm đến các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài.

Tại Hội thảo, TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, cho biết các thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp của TP.HCM góp mặt vào các chương trình thương hiệu quốc gia hiện còn khá "khiêm tốn". Thậm chí, câu chuyện xây dựng, phát triển, quản lý thương hiệu còn trở nên thực dụng hơn so với trước đây, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, mới thành lập.

Theo TS. Thành, với đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu chưa thực sự mạnh mẽ và còn manh mún.

Theo TS. Võ Trí Thành, với đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ xây dựng thương hiệu chưa thực sự mạnh mẽ và còn manh mún. (Ảnh: TH)

 

Theo ông Thành, với đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu chưa thực sự mạnh mẽ và còn manh mún trong cách thực hiện.

“Nhìn chung, so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó, doanh nghiệp chưa có nhiều nguồn lực về con người, tài chính để đầu tư cho hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm”, ông Thành cho hay.

Tiếp tục phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp TP.HCM

Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, không chỉ tạo ra nhiều lợi thế về thị trường, mà còn tạo ra lợi thế về phân phối sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu đều có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về lợi nhuận và doanh thu.

 

Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Phạm Thành Kiên cho rằng, trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế TP.HCM nói riêng không còn phụ thuộc vào thị trường cụ thể nào và thị trường nội địa cũng không còn là “sân chơi” ưu thế của riêng doanh nghiệp Việt Nam.

xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp của TP.HCM đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp của TP.HCM đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tất cả các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên trường quốc tế, không phân biệt thị trường mục tiêu là trong nước hay xuất khẩu. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đã giúp cho các doanh nghiệp ý thức rõ hơn về vấn đề thương hiệu. Thực tế này đã đặt ra tính cấp thiết cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng hiện nay.

 

Có thể nói, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp của TP.HCM đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là mối quan tâm của chính quyền thành phố mà còn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.

“Nếu xem thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện “thế giới phẳng” như hiện nay thì đối với chính quyền thành phố, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp được xem là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước. Thời gian tới, chính quyền sở tại sẽ tiếp tục đẩy mạnhhỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các DNNVV bằng việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố đến thị trường quốc tế qua các chương trình xúc tiến thương mại ra nước ngoài”, ông Kiên nhấn mạnh.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình, ông Diệp Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Saigon Co.op, thương hiệu bán lẻ hàng đầu của cả nước, doanh nghiệp chủ lực của TP.HCM tham gia các chương trình bình ổn thị trường cho biết, để tạo sự chuyển dịch ngành phân phối bán lẻ từ tập quán kinh doanh truyền sống sang hiện đại hóa là không hề đơn giản. Động lực để phát triển của Saigon Co.op là dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao, nhất là phân khúc khách hàng hiện đại làm tăng nhu cầu mua sắm, cách sống công nghiệp tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Song song với hệ thống siêu thị Co.opmart, Saigon Co.op cũng đã phát triển thành công hàng loạt mô hình bán lẻ hiện đại mới tại Việt Nam như chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food, kênh mua sắm qua truyền hình HTVCo.op, đại siêu thị Co.opXtra, trung tâm thương mại Sense City, cửa hàng bách hóa hiện đại Co.op Smiles, cửa hàng tiện lợi mở cửa suốt 24 giờ Cheers,… Qua đó, phủ kín hầu hết các phân khúc bán lẻ trước sự thán phục của các nhà bán lẻ ngoại.

Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định trong thời gian tới, chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định trong thời gian tới, chính quyền thành phố tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

 

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, để hướng đến sự phát triển kinh tế thành phố nhanh, bền vững và mong muốn các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, thành phố đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Phong nhấn mạnh, với lợi thế là một thành phố năng động, sáng tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch TP.HCM đang được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào TP.HCM đặt ra yêu cầu với các DN trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng đổi mới sáng tạo và phải xây dựng cho được thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP.HCM, UBND thành phố nhận thức rõ vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm