Hỗ trợ doanh nghiệp

Yếu tài chính, chỉ 20% doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chỉ 20% Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu.

Công ty VNG bắt tay với Quỹ đầu tư lớn nhất của Singapore / Ngân hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới DNNVV

Ông Perer Albin, Giám đốc Đông Nam Á Walmart, đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới của Mỹ chia sẻ trong hội nghị “Chương trình kết nối nhà cung ứng do Walmart tổ chức mới đây tại TP.HCM”, rằng rất khó có thể tìm kiếm được các nhà cung ứng tư Việt Nam có thể đáp ứng được cả về chất lượng lẫn số lượng để Walmart có thể lấy nguồn hàng đưa váo chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn này. Đây cũng là quan điểm của không ít tập đoàn, công ty đa quốc gia khi đầu tư tại Việt Nam.

Nguyên nhân hàng đầu khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chính là khó tiếp cận tài chính, tỷ lệ này ở VN lên đến 21,8%, cao hơn rất nhiều so với mức 11,5% tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, những việc thiếu lực lượng tay nghề cao cũng phổ biến ngay cả trong những lĩnh vực chiếm tỷ lệ lớn vốn đầu tư tại Việt Nam như may mạc, dệt may…

Chỉ 20% DN nhỏ và vừa VN tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chỉ 20% DN nhỏ và vừa VN tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những khó khăn này thì không chỉ ở VN mà rất nhiều quốc gia khác cũng gặp phải, và không phải không có cách để tháo gỡ. Chẳng hạn, với khó khăn về khả năng tiếp cận tài chính khi DNVVN không có tài sản để thế chấp thì cần tới vai trò của Chính phủ để tạo ra các công cụ đánh giá, phân tích nhanh những rủi ro từ hồ sơ vay vốn. Đồng thời sẽ có những gói vay cho DNVVN không có tại sản đảm bảo, hay khi DN VVN của VN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được tiếp cận những gói tài chính…

Ở sân chơi quốc tế là vậy, còn nội địa thì sao? Theo khảo sát của Walmart, tỷ lệ các doanh nghiệp FDI sử dụng nguyên liệu đầu vào tại chỗ khá thấp. Thống kê năm 2015 cho thấy chỉ có khoảng 67,6% doanh nghiệp FDI sử dụng nguyên liệu đầu vào lấy từ VN, trong khi tỉ lệ này ở các nước xung quanh VN rất cao. Chẳng hạn Trung Quốc từ năm 2012 đã là 97,2%, Malaysia năm 2015 là 99,9%, Thái Lan năm 2016 là 96,4%. Nguyên nhân chủ yếu do kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài thấp. Việc thiếu nhà cung cấp trong nước khiến các doanh nghiệp nước ngoài phải tìm kiếm nơi khác và liên kết với các công ty bên ngoài Việt Nam.

Ông Brian Mtonya, đại diện Ngân hàng thế giới phân tích, liên tục trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng khá đều đặn, 56% trong số đó được đổ vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Trong đó may mặc, dệt may và da chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Tuy nhiên các DNVN tham gia được vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI là hết sức hạn chế. Đặc biệt là đối với những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử. Ông Brian dẫn chứng, những công ty dẫn đầu ở lĩnh vực này như Samsung, Ford, Toyo có chuỗi giá trị toàn cầu, thường sử dụng cùng một nhóm nhà cung ứng toàn cầu ở mọi nơi. Nhưng hiện có rất ít các doanh nghiệp Việt tham gia được vào chuỗi của những DN này.

Các chuyên gia chỉ ra, các nhà sản xuát lớn này hoạt động tại Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp… tận dụng giá nhân công lao động rẻ. Nhưng ngày càng, ưu thế này mất dần so với những nước láng giềng như Campuchia, Lào… nên về lâu dài sẽ nảy sinh khá nhiều vấn đề bất lợi cho nền kinh tế.

 

Nguyên nhân dẫn đến thực tế này đến từ hai phía. Phía các doanh nghiệp FDI sau ba thập kỷ đầu tư vào VN vẫn thiếu nhà cung cấp bản địa, đặc biệt những nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả. Những chính sách hoặc ưu đãi đối với yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa bị bóp méo… Tuy nhiên trực tiếp là các nhà cung ứng của VN thiếu công nghệ và kỹ năng, thiếu hỗ trợ tài chính và công nghệ có mục tiêu để nâng cấp trên chuỗi giá trị; thiếu thông tin và các chiến lược và tiêu chuẩn tìm nguồn cung ứng của các nhà đầu tư (các tập đoành, công ty đa quốc gia). Mặt khác, những chính sách để thúc đẩy sự liên kết này từ phía Chính phủ chưa thực sự nhất quán và phù hợp.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong kết quả điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã chỉ ra, những DN trong nước có hợp tác hay tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ với DN FDI có chất lượng quản trị về chất lượng và vận hành tốt hơn.

World Bank đã thực hiện khảo sát các DN ở VN cho thấy những công ty dẫn đầu và các nhà cung cấp cấp 1 trong lĩnh vực ô tô, điện tử vẫn quan tâm đến khả năng tiếp cận đến các nhà cung cấp trong nước. “Còn nhiều dư địa để cải thiện điều này” Brian khẳng định. Theo kinh nghiệm từ số ít các nhà cung cấp nội địa thành công trong một số lĩnh vực điện tử, ô tô thì quá trình liên kết được xác định khá mất thời gian, và DN khi tham gia nên áp dụng phương pháp thử – sai – sửa. Đồng thời sẵn sàng học hỏi công nghệ, kỹ năng và thực hành quản lý nước ngoài là rất quan trọng…

Theo Một Thế giới
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm