Khám phá

'Giật mình' trước thành phố tối mật của Nga: Đi trước Mỹ, Nhật nửa thế kỷ

Phóng viên đặc biệt của Tờ Lenta.ru Pavel Orlov mới đây đã được phép đến thăm một xí nghiệp bí mật bậc nhất của Nga.

Báo đốm phi thân từ trên cây cao xuống sông tóm gọn cá sấu / ‘Bi hài’ chuyện hổ tướng Triều Nguyễn bị kết tận 7 án tử sau khi đã chết

Như đã nói ở trên, các máy ly tâm trong các xưởng có quá nhiều, nhưng hầu như không thấy có bóng người. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên – cả quy trình làm giàu uranium, cả sản xuất các đồng vị bền tại đây đều được tự động hóa hoàn toàn.

Công việc của các chuyên gia và kỹ sư điều khiển chỉ là ngồi trong các phòng và kiểm soát chu trình sản xuất qua nhiều màn hình hiển thị tất cả những gì đang diễn ra trong các xưởng .

Trong một xí nghiệp lớn như vậy mà chỉ có 1.800 người làm việc – so với gần 10.000 người dưới thời Xô Viết.

Điều đó là tốt cho xí nghiệp, nhưng không thực sự tốt cho thành phố cấm Zelenogorsk với dân số chỉ có 63.000 người .

Đã từng phải sống qua ngày như những nơi khác

Cũng như toàn ngành hạt nhân, Xí nghiệp điện hóa sau thảm họa Chernobyl năm 1986 cũng phải trải qua một giai đoạn cực lỳ khó khăn. Để có thể tồn tại, xí nghiệp từng phải sản xuất đầu video và catxet, đồng hồ đo điện và nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng khác. Trên bờ bên kia của sông Kan, trong rừng taiga, xí nghiệp đã thành lập một trang trại nuôi cá hồi.

Hiện nay, nó vẫn là một công ty con của Xí nghiệp mang tên “Iscra” và tiếp tục cung cấp 10 tấn cá hồi mỗi năm. Trong trang trại này vẫn còn một máy kéo cổ lỗ sỹ, 2 con chó chăn cừu lai, cụ Tolia (Anatoli) 73 tuổi và 10 nhân viên của cụ.

Mặc dù việc giữ lại trang trại giờ cũng không còn quá cấp thiết vì lương trung bình hiện nay tại xí nghiệp là 83.000 rúp/tháng (khoảng 1.300 đôla – gần 30 triệu đồng VN).

Khu đỗ xe lớn ngoài xí nghiệp vào giờ làm việc chật cứng xe ô tô của nhân viên. Các xưởng và các cơ quan đã được chỉnh trang, trang bị các computer và màn hình hiện đại…, còn tại một số nhà vệ sinh nữ, - xin lỗi vì tội thích quan sát, đã có lắp các bidete (một loại bồn vệ sinh hiện đại – xin lỗi không tiện dịch – ND).

Chất thải uranium và số phận của nó

Chắc bạn còn nhớ là từ uranium tự nhiên, con người chỉ lấy đồng vị U-235, chiếm 0,7 % trong quặng. Đồng vị U-238 gần như không được sử dụng.

Nhưng người ta cũng không bỏ đi bởi vì trong một tương lai rất không xa, khi công nghệ phát triển, thì U-238 đã được tách ra, hay còn được gọi là uranium nghèo sẽ trở thành một nhiên liệu chiến lược.

Không những thế, trong đó còn lại một tỷ lệ nhỏ U-235 chưa được tách hết và nó có thể sẽ được các máy ly tâm tách nốt để sử dụng (ví dụ như máy ly tâm thế hệ 20 chẳng hạn).

Có thể sử dụng U-238 để chế tạo các vỏ thép cực kỳ bền cho xe tăng hay đầu đạn nặng gấp 1,7 lần đầu đạn chì.

Nhưng tất cả những điều đó hiện mới chỉ dừng ở mức lý thuyết, trên thực tế đã xuất hiện một vấn đề rất lớn – không những thế, “lớn” theo đúng nghĩa đen của từ này.

Trong 75 năm trở lại đây, khi loài người tích cực làm giàu uranium, trên thế giới đã tích tụ gần 2 triệu tấn hexafluoride uranium đã làm nghèo nhưng vẫn là một hoạt chất (với tỷ lệ U-235 còn khoảng gần 0,2%) .

Chúng được bảo quản trong các container siêu bền chuyên dụng đặc biệt trên các bãi ngoài trời và tạo ra một sự quan tâm “rất khó chịu” của những người đấu tranh bảo vệ môi trường.

Lập luận của họ là: “Nếu như xảy ra chiến tranh - liệu các bãi chứa hexafluoride uranium làm nghèo nói trên có thể trở thành mục tiêu của không quân đối phương không?”

Trạm kiểm soát thành phố Zelenogorsk . Ảnh: Pavel Orlov.

Lại trở thành quặng

Xí nghiệp điện hóa là xí nghiệp đầu tiên tại Nga và thứ hai trên thế giới sau Pháp đã xây dựng vào năm 2009 theo công nghệ Pháp (AREVA NC) hai tổ hợp công nghiệp tái chế hexafluoride uranium thành oxit uranium. Chúng có công suất tái chế 10.000 tấn hexafluoride uranium/năm.

Chúng ta không đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật phức tạp, chỉ biết rằng quy trình sản xuất được tự động hóa hoàn toàn và sản phẩm thu được – lại chính là quặng uranium như khi nó còn nằm trong các mỏ.

Chúng được đưa vào các container màu xanh lớn – mỗi container chứa 10 tấn và có thể bảo quản an toàn lâu dài .

Nói thêm, tại những nước, nơi người của những tổ chức “hòa bình xanh” chiến thắng các nhà khoa học nguyên tử và các nhà máy điện hạt nhân được thay thế bằng các nguồn năng lượng khác - ví dụ như ở Đức và Đan Mạch, giá năng lượng hiện giờ là đắt nhất thế giới – tính ra tiền ta (rúp) – khoảng 20 rúp/1Kwh.

 

Các vị có muốn chuyển sang dùng điện năng lượng mặt trời và điện năng lượng gió không?

(Còn nữa)

'Giật mình' trước thành phố tối mật của Nga: Đi trước Mỹ, Nhật nửa thế kỷ phần 1 (CHI TIẾT)

'Giật mình' trước thành phố tối mật của Nga: Đi trước Mỹ, Nhật nửa thế kỷ phần 2 (CHI TIẾT)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm