Khám phá

2 tướng lĩnh bỏ Thục Hán đầu hàng Tào Ngụy, người hưởng cuộc sống viên mãn, người không ngờ có ngày bị chết chém

Trong "Tam quốc diễn nghĩa", có rất nhiều tướng lĩnh nổi tiếng, ví dụ như Điển Vi, Hứa Chử… của Tào Nguỵ, Triệu Vân, Trương Phi… của Thục Hán, Lục Tốn của Đông Ngô.

Vì sao nhà Tư Mã không dám đụng tới Thục Hán hơn 1 thập kỷ sau khi Khổng Minh qua đời? / Nếu Gia Cát Lượng phế Lưu Thiện để lên ngôi xưng đế, Thục Hán sẽ nhanh chóng diệt vong?

Trong số đông đảo các tướng lĩnh ấy, có những người ngay từ đầu đã đi theo thủ lĩnh của mình, một số khác bởi chấp nhận đầu hàng nên được thu về dưới trướng.

Mạnh Đạt và Hoàng Quyền là 2 tướng lĩnh phò tá cho Lưu Bị nhưng về sau quy phục Tào Nguỵ. Tuy nhiên, cùng là tướng lĩnh Thục Hán đầu quân cho Tào Tháo nhưng họ lại có 2 kết cục khác hẳn nhau.

Mạnh Đạt

Nói về Mạnh Đạt, người đầu tiên ông nương nhờ là Lưu Chương. Nhưng cùng với Trương Tùng và Pháp Chính, Mạnh Đạt cũng luôn muốn tìm một người chủ tốt cho Ích Châu nên ông đã thề sẽ trung thành với Lưu Bị khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu.

Khi Lưu Bị được Ích Châu Mục là Lưu Chương mời đưa quân vào Xuyên Thục, Mạnh Đạt và Pháp Chính được giao nhiệm vụ hộ tống cùng với 2000 quân sĩ. Lưu Bị đã hạ lệnh cho ông mang số binh sĩ này quay trở về Giang Lăng. Sau khi Thục Trung được bình đình, ông được phong làm Nghi Đô Thái thú.

2 tướng lĩnh bỏ Thục Hán đầu hàng Tào Ngụy, người hưởng cuộc sống viên mãn, người không ngờ có ngày bị chết chém - Ảnh 2.
Mạnh Đạt đã thề sẽ trung thành với Lưu Bị khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu.

Năm 219, Mạnh Đạt được phái lên phía bắc công chiếm thành Phòng Lăng. Thái thú Phòng Lăng bị đánh bại rồi bị giết, Mạnh Đạt tiếp tục tiến công thành Thượng Dung, với sự hỗ trợ của viện binh do Lưu Phong thống lĩnh từ Miên Thủy đến hội quân, thái thú Thượng Dung Thân Đam đầu hàng.

Cuối năm 219, Quan Vũ phát binh vây đánh Phàn Thành và Tương Dương của Tào Tháo. Mạnh Đạt và Lưu Phong đã nhận được yêu cầu mang quân chi viện từ Quan Vũ nhưng cả hai đã từ chối vì lý do tình hình trị an khu vực họ quản lý vẫn chưa ổn định, nên không có đủ quân để phái đi tăng viện.

Thế nên khi Quan Vũ tấn công Phàn Thành, bởi binh lực không đủ, lại không được Mạnh Đạt và Lưu Phong trợ giúp nên tình hình của Quan Vũ càng thêm nguy khốn.

Sau khi Quan Vũ thua trận, Mạnh Đạt sợ Lưu Bị trị tội mình nên đã dẫn theo thuộc hạ tới nương nhờ Tào Nguỵ.

Kết cục bị chém đầu

 

Sau khi Mạnh Đạt đầu hàng Tào Nguỵ, Tào Phi đã thăng quan phong tước và hết sức trọng dụng ông.

Nhưng sau khi Tào Phi qua đời, Mạnh Đạt lại nhung nhớ Thục Hán, mưu tính làm phản thêm lần nữa. Chẳng ngờ suy nghĩ của ông lại bị quyền thần khi ấy là Tư Mã Ý biết được.

Tư Mã Ý có tính đa nghi, nay lại nắm được chứng cứ, nếu không giết chết Mạnh Đạt, sao ông có thể kê cao gối ngủ yên? Vậy là Tư Mã Ý đem đại quân bao vây Thượng Dung, sau đó chém chết Mạnh Đạt.

Hoàng Quyền

Vào năm 212, đúng dịp Lưu Bị và Lưu Chương trở mặt, Lưu Bị muốn đem quân tấn công Ích Chân, Hoàng Quyền nương nhờ Lưu Bị vào chính thời điểm này.

 

Năm Kiến An thứ 20, Trương Lỗ đầu quân cho Tào Tháo, Hoàng Quyền hiến kế cho Lưu Bị đoạt lấy Hán Trung, Lưu Bị vui mừng đồng ý, lập tức dẫn quân đi tiến đánh. Trận này không chỉ giành được Hán Trung, còn chém được Hạ Hầu Uyên của Tào Nguỵ.

2 tướng lĩnh bỏ Thục Hán đầu hàng Tào Ngụy, người hưởng cuộc sống viên mãn, người không ngờ có ngày bị chết chém - Ảnh 4.

Lưu Bị không nghe lời can gián của Hoàng Quyền nên mới thất bại thảm hại trong trận Di Lăng.

Năm 221, sau khi Lưu Bị xưng đế ở Hán Trung và lên kế hoạch thảo phạt Tôn Quyền. Khi ấy Hoàng Quyền đã khuyên Lưu Bị không nên làm vậy.

"Người Ngô dũng mãnh, thiện chiến, lại có thủy quân hùng mạnh. Ta tiến quân có thể dễ dàng, nhưng khi lui quân thì vô cùng khó khăn. Thần xin được làm tiên phong đi trước để do thám thực hư của địch còn bệ hạ trấn giữ phía sau."

Nhưng Lưu Bị bỏ qua lời đề nghị của Hoàng Quyền, lệnh cho ông làm Trấn bắc tướng quân, thống lĩnh quân Giang Bắc đề phòng quân Tào Ngụy đánh xuống, còn tự mình đích thân chỉ huy đại quân đánh Ngô.

 

Hậu quả không cần nói cũng biết, năm 222, quân Thục đại bại dưới tay tướng Ngô là Lục Tốn. Hoàng Quyền bị kẹt không còn đường chạy về theo Lưu Bị, lại không muốn hàng Ngô, bất đắc dĩ phải mang quân sang hàng Tào Phi.

Lưu Bị không những chẳng trách tội Hoàng Quyền, còn thiện đãi người thân của ông. Suy cho cùng, chính bởi Lưu Bị không chịu nghe theo lời khuyên của Hoàng Quyền mới gây ra tình thế như vậy.

Cái kết tốt đẹp cho Hoàng Quyền

Sau khi Hoàng Quyền quy phục Tào, ông may mắn nhận được sự quý mến của Tào Phi. Về sau Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế, tất cả mọi người trong doanh trại nước Nguỵ đều rất vui mừng, chỉ có một mình Hoàng Quyền rầu rĩ không vui.

Sau khi biết được việc này, Tào Phi muốn hù doạ Hoàng Quyền, bèn triệu ông vào cung, trên đường đi còn bắt đám tuỳ tùng thúc giục liên tục. Thị vệ đi theo Hoàng Quyền đều sợ chết khiếp, riêng ông vẫn hết sức bình tĩnh.

 

Sau khi Hoàng Quyền qua đời, con trai ông được thừa kế tước vị của cha, cũng coi như có được cái kết tốt đẹp!

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm