5 chiến mã lợi hại nhất thời Tam Quốc, ngựa Xích Thố có đứng ở vị trí số 1?
Nếu người này không chết, Lưu Bị có thể đã thống nhất Tam Quốc, ngặt nỗi thế sự vô thường / Hé lộ 3 vị tướng 'vô danh' mạnh nhất thời Tam Quốc: Đánh bại Lữ Bố, giết hụt Mã Siêu, đoạt mạng 2 ngũ hổ tướng
Ngựa là một trong 12 con giáp của Trung Quốc, là con vật, là công cụ và cũng là biểu tượng văn hóa quan trọng nhất trong thời đại vũ khí lạnh.
Vào khoảng 4000 năm trước, Trung Quốc đã thuần hóa thành công ngựa hoang dã. Trong đời sống hàng ngày, ngựa có tầm quan trọng không thể thay thế.
Mãi cho đến khi khoa học kỹ thuật phát triển đến một trình độ nhất định và phát minh ra các loại động cơ thì con người bắt đầu bước vào "Thời đại cơ khí", và khi đó, ngựa mới dần bị gạt ra ngoài guồng quay của thời đại.
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngựa gần như hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, trong thời đại vũ khí lạnh, ngựa chính là con vật vô cùng gần gũi với con người, đặc biệt là nơi chiến trường. Ngựa trở thành người bạn và người đồng đội của các anh hùng trong những cuộc chiến sinh tử.
Vì chủ nhân là những người hùng của lịch sử nên những con ngựa theo đó cũng rất nổi tiếng.
Vào thời Tam Quốc, các nước chư hầu giao tranh trong nhiều năm, thời thế loạn lạc tạo ra nhiều anh hùng hào kiệt.
Ngoài việc sở hữu võ công siêu phàm và uy lực hàng đầu thì những anh hùng này còn cần trang bị vũ khí tinh xảo và một con ngựa tốt.
Trong Tam Quốc có rất nhiều vị tướng quân nổi tiếng, nhưng lại có rất ít ngựa nổi tiếng. Sự xuất hiện của ngựa thường dẫn đến sự tranh luận của rất nhiều người.
Dưới đây là 5 con ngựa nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Không những có thể theo chủ nhân rong ruổi trên các chiến trường, mà chúng còn có thể cứu chủ nhân của mình trong những thời khắc quan trọng.
5. Ngựa Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi
Ô Vân Đạp Tuyết là một con ngựa toàn thân màu đen nhưng bốn vó lại có màu trắng. Chiến mã này còn có một cái tên khác rất ý nghĩa là Vương Truy Mã, nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau.
Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh.
4. Ngựa Ngọc Sư Tử của Triệu Vân
Ngọc Sư Tử là con ngựa mà đại tướng quân Triệu Vân yêu thích nhất. Hẳn chúng ta đã quá quen với Triệu Vâ, ông không những có võ công cao siêu mà còn rất trung thành và dũng cảm.
Dù đó là cuộc vây thành của đội quân Tào Tháo hay là khi kẻ thù sợ hãi trong cuộc chiến Hán Thủy, ông đều thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm phi thường. Tục ngữ nói bảo mã xứng anh hùng, Triệu Vân, vị tướng quân hoàn mỹ nhất và được hoan nghênh nhất trong Tam Quốc, tất nhiên phải có một con ngựa xuất sắc xứng đáng với ông.
Ngọc Sư Tử có màu trắng, không có thêm bất kỳ màu sắc nào khác, nhìn vẻ ngoài rất tráng kiện, giống như một con sư tử được khắc từ bạch ngọc nên rất nổi danh.
Triệu Vân cưỡi con ngựa này chiến đấu nhiều năm trên chiến trường, không những chống lại được những vị tướng quân vĩ đại khác mà còn dễ dàng đột phá vòng vây thoát khỏi nguy hiểm.
Triệu Vân có thể bảo toàn tính mạng rút lui khỏi cuộc chiến đẫm máu ở dốc Long Bán, ngoài việc ông có dũng khí và sức mạnh phi thường ra thì Ngọc Sư Tử cũng có công lao rất lớn.
Điều đáng nhắc đến là, trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có một câu chuyện rất thú vị liên quan đến ngựa và Triệu Vân.
Năm đó khi Triệu Vân đang cùng Lưu Bị đi qua núi, có một tên trộm tên là Bùi Nguyên Thiệu nhìn thấy con ngựa của Triệu Vân nên nảy ý định muốn cướp, cuối cùng bị Triệu Vân dùng thương giết chết. Người này tuy không có năng lực nhưng lại là bạn cũ của tướng quân Chu Thương, là người bên cạnh Quan Vũ.
Bùi Nguyên Thiệu có cơ hội trở thành thuộc hạ của Quan Vũ, nhưng lại bị Triệu Vân giết vì lòng tham của chính ông ta.
3. Ngựa Tuyệt Ảnh của Tào Tháo
Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo. Trong trận chiến ở Vạn Thành, vì đưa ra quyết sách sai lầm nên Tào Tháo bị đội quân của Trương Tú bao vây, đối diện với nguy cơ mất mạng.
Trong lúc hỗn loạn, không những cánh tay của Tào Tháo bị thương, đến ngựa cũng bị trúng tên. Thế nhưng trong hoàn cảnh như vậy, Tuyệt Ảnh vẫn kiên cường gắng gượng, cất vó phi nước đại, đưa Tào Tháo thoát ra ngoài.
Tuyệt Ảnh chạy ra đến một bờ sông ở ngoại thành để vượt sông, lúc này kẻ địch truy đuổi đến, giương cung nhắm trúng Tuyệt Ảnh, lúc này ngựa yêu của Tào Tháo không thể gắng gượng được nữa, ngã xuống đất và chết.
Mặc dù giữa người và vật có một cái kết bị thương nhưng Tuyệt Ảnh nhờ sự trung thành hết lòng với Tào Tháo nên đã được lưu danh sử sách.
2. Ngựa Đích Lư của Lưu Bị
Ngựa Đích Lư không đi cùng Lưu Bị từ những trận chiến đầu tiên. Nó vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị sau khi thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo đã về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi. Triệu Vân khi đó hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời nhưng sau đó cho rằng Đích Lư "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lư, ắt là con ngựa sát chủ", nên tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Lưu Bị không hề để ý đến điều đó, ông rất thích con ngựa này. Đích Lư bầu bạn với Lưu Bị nhiều năm và có thành tích nổi bật, đặc biệt trong lần bị Sái Mạo truy sát, nó đã nhảy qua suối Đàn Khê để cứu Lưu Bị.
Trong chiến dịch Nghĩa Châu, Lưu Bị đã tặng con ngựa này cho mưu sỹ Bàng Thống nhưng cũng chính trong lần cưỡi ngựa của Lưu Bị này, Bàng Thống trúng tên qua đời ở gò Lạc Phượng.
Một lần nữa, ngựa Đích Lư lại mang tiếng hại chủ. Dường như chỉ những người khác thường mới có thể điều khiển được nó.
1. Ngựa Xích Thố của Quan Vũ
Nói đến đệ nhất mã trong Tam Quốc, không thể không nhắc đến ngựa Xích Thố. Vị trí của nó trong Tam Quốc cũng giống như vị trí của Lã Bố trong số các danh tướng thời Tam Quốc.
Ngựa Xích Thố ban đầu là của Đổng Trác, vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố nên Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố.
Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã phản chủ cũ là Đinh Nguyên để theo Đổng Trác và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố có màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng, là một con ngựa hiếm có.
Những con ngựa quý như Xích Thố tất nhiên sẽ khiến nhiều người khát khao có được.
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, Tào Tháo vì muốn lấy lòng Quan Vũ nên đã ban thưởng cho Quan Vũ ngựa Xích Thố.
Tuy Xích Thố chỉ là một con ngựa nhưng nó lại có linh tính giống như con người, sau khi Quan Vũ chết thì nó cũng tuyệt thực rồi chết, chi tiết này khiến cho nhiều người cảm động trước tình nghĩa gắn bó sâu nặng giữa người và vật..
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất