Bàng Thống trước khi chết nói đúng 1 câu, nhìn thấu tương lai của Lưu Bị nhưng không một ai hiểu ngoại trừ Gia Cát Lượng
Tư Mã Ý trọng dụng một tiểu tốt vô danh, nhiều năm sau, người này khiến Lưu Bị, Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt / Mưu cao hơn cả Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, không bao giờ nói 1 lời thừa thãi, đây mới chính là mưu sĩ thông minh nhất Tam quốc
Những thành tựu to lớn mà Lưu Bị có thể giành được phần nhiều đều là do có sự giúp sức của các văn thần võ tướng dưới trướng ông, trong đó không thể không kể đến Gia Cát Lượng và Bàng Thống.
Gia Cát Lượng là một trong những mưu sĩ được Lưu Bị hết lòng tin tưởng, chính ông là người đã giúp Lưu Bị bày mưu hiến kế trong nhiều việc, thậm chí sau khi Lưu Bị mất, vị quân sư này còn nắm trong tay đại quyền Thục quốc, nhưng chỉ tiếc là bấy giờ tình hình nhà Thục đã vô cùng rối ren, dù Gia Cát Lượng có là thần tiên đi nữa thì cũng chẳng thể cứu hay thay đổi được tình hình.
Việc Bàng Thống có thể được xếp ngang hàng với Gia Cát Lượng đã chứng tỏ tài năng và thực lực của ông, điều này cũng được người đời sau công nhận.
Quả thực, tuy rằng Bàng Thống mất sớm nhưng những cống hiến của ông với Lưu Bị không thể nào bị lu mờ.
Trong cuộc đời làm mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị, ông từng hiến 3 đại kế cho quân chủ, trong đó có một điều thậm chí đã giúp Lưu Bị thu phục được Thành Đô.
Nhưng tiếc thay, trời cao đố kỵ kẻ hiền tài, ngay khi Lưu Bị để Bàng Thống dẫn quân công thành, ông lại bất hạnh trúng phải tên độc mà qua đời.
Việc này là một tổn thất vô cùng to lớn đối với nhà Thục Hán.
Hình ảnh nhân vật Bàng Thống và Lưu Bị trên phim.
Di ngôn trước khi chết của Bàng Thống
Tuy nhiên, có một điều rất đáng chú ý, đó là trước khi chết, Bàng Thống đã nói 1 câu mà xét về ý nghĩa, câu nói này có thể nói đã khái quát được toàn bộ cục diện Thục quốc bấy giờ, câu nói đó đại ý là: Cái chết của ta hôm nay là ý trời.
Tuy nhiên, tất cả những người xung quanh đều hiểu sai ý câu nói của ông, chỉ duy có mình Gia Cát Lượng – người có tài trí sánh ngang với Bàng Thống mới hiểu được dụng ý bên trong, đó chính là Lưu Bị sẽ chẳng thể thu phục được thiên hạ nữa rồi.
Dẫu vậy, câu nói này không có nghĩa là Bàng Thống không tin tưởng vào Lưu Bị, ông chỉ đang nhấn mạnh vào ý trời, vì ý trời chính là số mệnh. Bàng Thống cho rằng Lưu Bị tuy giỏi về nhiều mặt nhưng sẽ thua về "thiên thời".
Cái gọi là thiên thời, địa lợi, nhân hòa ấy, phải hội tủ đủ thì mới là điều hoàn hảo.
Lưu Bị thắng nhờ nhân nghĩa, thua cũng vì nhân nghĩa.
Bấy giờ, Lưu Bị muốn để Gia Cát Lượng đi đánh chiếm Kinh Châu nhưng lại lo đến mối quan hệ giữa mình và Lưu Biểu, cho nên không đành lòng ra tay, tất cả những điều đó Bàng Thống đều đã thấy được.
Bàng Thống bị trúng tên độc nên qua đời.
Trong thời đại các nước chư hầu tranh giành đấu đá lẫn nhau, thứ không đáng giá nhất ấy chính là tình cảm và lòng nhân nghĩa, Lưu Bị vừa muốn có được thiên hạ, lại không muốn làm tổn hại tình cảm, đây vốn là chuyện không thể nào có thể xảy ra.
Chính bởi vì lý do đó cho nên Lưu Bị đã lỡ mất thời cơ tốt nhất.
Với khả năng của một mưu sĩ tài ba, Bàng Thống không khó để nhìn thấu tình hình, chính vì thế, ông mới cho rằng đến cuối cùng Lưu Bị cũng chẳng thể có được thiên hạ, ấy chính là ý trời đã định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động