Cái chết của Albert Eistein và hành trình kỳ lạ của bộ não thiên tài
Ký ức không thể quên về ngày Đức quốc xã đầu hàng 75 năm trước / Gia Cát Lượng suy tính điều gì mà theo phò Lưu Bị chứ không phải Tào Tháo?
Khi Einstein được đưa gấp tới bệnh viện vào tháng 4/1955, ông biết rằng mình đã đi đến cuối con đường. Nhưng nhà vật lý thiên tài người Mỹ gốc Đức 76 tuổi đã sẵn sàng. Ông thông báo với các bác sĩ bằng sự rõ ràng của một phương trình toán học rằng ông không muốn nhận sự chăm sóc y tế.
“Tôi muốn ra đi khi nào tôi muốn”, ông nói. “Thật vô vị khi kéo dài sự sống một cách giả tạo. Tôi đã làm xong bổn phận của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm điều đó một cách thanh lịch”.
Thiên tài được tôn kính
Khi Albert Eistein qua đời vì chứng phình động mạch chủ bụng vào ngày 17/4/1955, ông để lại một di sản vô song. Nhà khoa học có mái tóc xoăn trở thành một biểu tượng của thế kỷ 20, ông kết bạn với huyền thoại Charlie Chaplin, thoát khỏi Đức Quốc xã khi chủ nghĩa độc tài lấn lướt và đi tiên phong trong một mô hình vật lý hoàn toàn mới.
Điều kỳ lạ là Eistein được tôn kính đến mức chỉ vài giờ sau khi ông qua đời, bộ não gây tò mò của ông đã bị đánh cắp khỏi thi thể và được cất giấu trongbình thủy tinh tại nhà một bác sĩ.
Và mặc dù cuộc đời của Einstein đã được lịch sử ghi lại một cách nghiêm túc, cái chết và hành trình kỳ lạ với bộ não của ông cũng đáng được xem xét tỉ mỉ không kém.
Einstein sinh ngày 14/3/1879 tại Ulm, Württemberg, Đức. Trước khi phát triển thuyết tương đối rộng vào năm 1915 và đoạt giải NobelVật lý 6 năm sau đó, Einstein chỉ là một người Do Thái trung lưu.
Khi trưởng thành, Einstein nhớ lại hai "kỳ quan" đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông khi còn nhỏ. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ của cậu bé Einstein với một chiếc la bàn khi mới 5 tuổi. Đó là vật khởi nguồn choniềm đam mê suốt đời nơi ông với các lực lượng vô hình của vũ trụ. Kỳ quan thứ hailàmột cuốn sách hình học hồi ông12 tuổi, mà Einstein yêu quý gọi là “cuốn sách hình học nhỏ thiêng liêng”.
Cũng vào khoảng thời gian này, các giáo viên của Einstein thường nói với bọn trẻ rằng cậu sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nhưng không nản lòng,Einstein ngày càng nuôi lớn trí tò mò khám phá về điện và ánh sáng.
Năm 1900, Einstein tốt nghiệp Học viện Công nghệ Liên bang Thuỵ Sỹ tại Zurich. Mặc dù có nền tảng học thuật, cộng với tính ham học hỏi, ông vẫn phải vật lộn để đảm bảo một vị trí nghiên cứu.
Sau vài năm, Einstein được cha của một người bạn giới thiệu một chân thư ký tại văn phòng cấp bằng sáng chế ở Bern. Công việc mang lại sự an toàn mà Einstein cần để kết hôn với bạn gái lâu năm, người sau này có với ông hai người con. Trong thời gian làm thư ký, những khi rảnh rỗi, Einstein tiếp tục nghiền ngẫm, xây dựng các lý thuyết của mình về vũ trụ.
Cộng đồng vật lý ban đầu phớt lờ ông, nhưng Einstein đã dần tạo được danh tiếng tạicác hội nghị và diễn đàn quốc tế. Cuối cùng vào năm 1915, ông hoàn thành thuyết tương đối rộng, và cứ như vậy, ông nổi tiếng khắp thế giới như một nhà tư tưởng được cả giới học giả lẫn các ngôi sao Hollywood kính nể.
Danh hài Charlie Chaplin từng nói với ông: “Mọi người chào đóntôi vì mọi người hiểu tôi, và họ chào đónông vì chẳng ai hiểu ông".
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Einstein công khai phản đối sự nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc của Đức.Đến năm 1932, phong trào phát xít Đức ngày càng mạnh mẽ đã coi các lý thuyết của Einstein là "vật lý Do Thái" và phản bác công trình nghiên cứu của ông.
Khi ông đang trong một chuyến thăm MỹthìAdolf Hitlerlên nắm quyền vào năm1933, do vậy Einstein không trở lại Đức, mà xinđịnh cư tại Mỹ,chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm1940. Vào lúc sắp diễn raChiến tranh thế giới lần hai, ông đã viếtmột lá thư cảnh báo Tổng thốngFranklin D. RooseveltrằngĐức Quốc xãcó thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nướcMỹnên có những nghiên cứu tương tự.
Tại Mỹ, Viện Nghiên cứu Cao cấp tại Đại học Princeton ở New Jersey đã chào đón Einstein. Ông miệt mài làm việc và suy ngẫm về những bí ẩn của thế giới chính ở nơi đây cho đến khi qua đời hai thập kỷ sau đó.
Nguyên nhân cái chết
Vào ngày cuối cùng trong cuộc đời, Einstein đang bận rộn viết bài phát biểu cho buổi xuất hiện trên truyền hình nhân kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Nhà nước Israel thì hứng chịu cơnphình động mạch chủ bụng (AAA), một tình trạng trong đó mạch máu chính của cơ thể (động mạch chủ) trở nên quá lớn và bục ra. Einstein từng trải qua tình trạng như vậy trước đây và đã phẫu thuật khắc phục vào năm 1948. Nhưng lần này, ông từ chối phẫu thuật.
Khi Albert Einstein qua đời, một số người suy đoán rằng nguyên nhân cái chết của ông có thể liên quan đếnbệnh giang mai. Theo một bác sĩ từng là bạn với nhà vật lý, bệnh phình động mạch chủ có thể xuất phát từ bệnh giang mai, một căn bệnh mà một số người cho rằng Einstein, "một người có đời sống tình dục mạnh mẽ," có thể mắc phải.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về bệnh giang mai được tìm thấy trong cơ thể hoặc não của Einstein trong cuộc khám nghiệm tử thi sau khi ông qua đời.
Nguyên nhân cái chết của nhà bác học có thể do một yếu tố khác: thói quen hút thuốc suốt đời của ông. Theo một nghiên cứu khác, đàn ông hút thuốc có nguy cơ cao hơn 7,6 lần mắc chứng phình động mạch chủ gây tử vong. Mặc dù các bác sĩ đã nhiều lần yêu cầu Einstein bỏ thuốc lá, nhưng thiên tài hiếm khi cai hútđược lâu.
Vào ngày Einstein qua đời, bệnh viện Princeton chật kín các phóng viên và người đưa tiễn ông.
“Đó là một khung cảnh hỗn loạn”, phóng viên Ralph Morse của tờ LIFE nhớ lại.Morse đã cố gắng chụp được những bức ảnh mang tính biểu tượng về ngôi nhà của nhà vật lý sau khi Einstein qua đời. Ông chụp các giá sách với những cuốn sách xếp chồng lên nhau lộn xộn, các phương trình viết nguệch ngoạc trên bảng đen và những tờ ghi chú rải rác trên bàn làm việc của Einstein.
Nhưng LIFE buộc phải tạm dừng đăng các bức ảnh của Morse vì con trai của nhà vật lý, Hans Albert Einstein, đề nghị tạp chí tôn trọng quyền riêng tư của gia đình ông.
LIFE đã tôn trọng mong muốn của gia đình, nhưng không phải tất cả mọi người liên quan đến cái chết của Albert Einstein đều làm như vậy.
Bộ não bị đánh cắp
Vài giờ sau khi ông qua đời, bác sĩ thực hiện khám nghiệm tử thi của một trong những người lỗi lạc nhất thế giới đã tách bộ não của ôngvà mang về nhà mà không có sự cho phép của gia đình Einstein.
Tên vị bác sĩ là Thomas Harvey. Ông ta tin rằng bộ não của Einstein cần được nghiên cứu vì ông là một trong những người đàn ông thông minh nhất trên thế giới.
Mặc dù Einstein đã viết lại di chúc đề nghị hoả táng sau khi chết, cuối cùng, con trai của ông, Hans Einsteinvẫn tha thứ cho Tiến sĩ Harvey, vì rõ ràng ông cũng tin vào tầm quan trọng của việc nghiên cứu trí nãomột thiên tài.
Harvey đã chụp ảnh tỉ mỉ bộ não và cắt nó thành 240 miếng, một số trong số đó ông gửi cho các nhà nghiên cứu khác và một phần được ông tặng cháu gái Einstein vào thập niên1990 nhưng bị từ chối. Theo báo cáo, Harvey đã vận chuyểnbộ não Einstein đi khắp nước Mỹ trong một hộp rượu táo mà ông ta cất giữ dưới đáytủ làm lạnh bia.
Năm 1985, Harvey xuất bản một bài báo về bộ não của Einstein, trong đó cho rằng nó thực sự trông khác với bộ não bình thường và do đó hoạt động cũng khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã bác bỏ những lý thuyết này, mặc dù một số nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng công trình của Harvey là đúng.
Mãi tới năm 1988 Harvey mới bị tước giấy phép hành nghề y tế.Có lẽ câu chuyện về bộ não của Einstein có thể được tóm tắt trong dòng chữmà ông từng viết nguệch ngoạc trên bảng đen ở văn phòng của mình: “Không phải mọi thứ đếm được đều có thể đếm được và không phải mọi thứ có thể đếm được đều được đếm”.
Ngày nay, người ta có thể chiêm ngưỡng thiên tài Einstein tại Bảo tàng Mütter của thành phố Philadelphia, Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất