Cái kết đau đớn của phi hành gia đầu tiên bị rơi từ vũ trụ, ám ảnh thi thể khi đáp xuống Trái đất
Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu / Truyền thuyết về thiền sư ở chùa Thầy, mất đi liền đầu thai thành vị vua 'yểu mệnh' thời Lý
Nghề phi hành gia không phải chỉ có hào nhoáng như nhiều người nghĩ. Có những sự cố, rủi ro cực lớn luôn chờ họ. Nếu nghe đến những câu chuyện đau lòng, những thảm kịch ngành hàng không vũ trụ, có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao phi hành gia lại được trả nhiều tiền như vậy để rèn luyện trong thời gian dài rồi bay ra ngoài Trái đất.
Vladimir Komanov sinh năm 1927 ở Moscow, luôn ấp ủ ước mơ làm phi hành gia từ nhỏ. Năm 15 tuổi, cậu bé này bắt đầu tham gia Không quân Xô Viết và đến năm 1949 thì trở thành phi công. 10 năm sau, Komanov tốt nghiệp Học viện Kỹ sư Không lực Zhukovzky, bắt đầu chinh phục ước mơ làm một nhà du hành vũ trụ.
Năm 1964, Komanov tham gia chuyến tàu đầu tiên chở hơn một người vào vũ trụ. Sự kiện đó khiến tên tuổi phi hành gia này được nâng cao hơn rất nhiều. Trong lúc sự nghiệp còn rực rỡ, nhiều cơ hội để thể hiện mình, cuối cùng Komanov lại ra đi theo cách đau đớn nhất trong chuyến bay vào vũ trụ để kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Hai Nga.
Nhớ lại thảm kịch năm 1967, những ai trong ngành đều phải đau lòng. Khi đó, Komanov được giao nhiệm vụ đậu tàu vũ trụ của mình cạnh chiếc tàu vũ trụ khác rồi đi bộ ngoài không gian giữa hai con tàu. Con tàu Soyuz I bắt đầu có vấn đề. Một số tài liệu cho biết vấn đề vốn đã xuất hiện từ trước khi cất cánh, chính Gagarin đã cố hoãn sứ mạng đó lại vì lo có bất trắc, nhưng cuối cùng ý kiến đó bị gạt đi. Thế rồi Soyuz I vẫn lên đường khi chưa kịp xử lý hết những trục trặc. Cuốn “Starman” tiết lộ, Komanov dù biết sẽ gặp nguy hiểm nhưng vẫn đồng ý lên đường vì không muốn đùn đẩy trách nhiệm cho phi hành gia dự bị. Người dự bị khi đó là Gagarin, cũng là bạn thân của Komanov.
Ngày 23/4/19967, Komanov bắt đầu chuyến bay của mình. 24 giờ đầu tiên, ông hoàn thành việc bay quanh quỹ đạo Trái đất 16 vòng một cách đơn giản. Nhưng khi phải thực hiện sứ mạng cuối cùng thì 1 trong 2 tấm pin Mặt trời cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ không thể mở ra. Komanov được lệnh trở về Trái đất ngay lập tức. Nhưng giây phút đó, dù có kỹ năng tốt ra sao, phi hành gia này cũng không xoay sở kịp. Ông không hãm được phanh tên lừa, bay thêm 2 vòng quanh Trái đất rồi mới trở lại bầu khí quyển.
Ở độ cao 23.000 feet, Komanov không mở được dù. Cuối cùng, ngày 24/4/1967, ông lao xuống mặt đất và tử vong trong một vụ nổ. Komanov trở thành người đầu tiên thiệt mạng trong một chuyến bay vũ trụ. Trước khi đối mặt với cái chết, Komanov đã nói với đồng nghiệp mặt đất: “Tôi cảm thấy tuyệt vời, mọi thứ đều theo trật tự”, “Cảm ơn các bạn vì đã truyền tải tất cả những điều đó”.
Thi thể Vladimir Komarov biến thành một hình khối cháy đen trong thảm kịch. Ảnh: Wikimedia Commons
Vladimir Komarov cùng vợ Valentina và con gái Irina vào năm 1967. Ảnh: Wikimedia Commons
Vụ nổ và cú rơi tự do đó khiến thi thể Komanov trở thành một đống cháy đen, không rõ hình thù. Báo cáo cho biết chỉ có gót chân của ông là có thể nhận ra. Sau này, năm 1971, tấm biển tưởng niệm và tác phẩm điêu khắc tên “Fallen Astronaut” (Nhà du hành bị rơi) đã được đặt ở Mặt trăng để tưởng nhớ Komanov cùng 13 phi hành gia vũ trụ của Liên Xô, Mỹ từng thiệt mạng khi làm nhiệm vụ.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này