Trung Quốc phát hiện mãnh thú quý hiếm Rồng Quý Châu nặng tới 1 tấn, chân to như cột đình
Nao lòng thời khắc Tử Cấm Thành sang thu: Sắc vàng lá ngân hạnh mơ màng nơi tường đỏ ngói men / Ông lão câu được ‘con ba ba’ 3.000 tuổi, ngã ngửa khi chuyên gia khẳng định trị giá 6.000 tỷ đồng
Cách đây không lâu, tạp chí khoa học National Science Review đã công bố nghiên cứu khiến dưu luận ngỡ ngàng về loài rồng quý hiếm. Được biết, nhóm các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã khai quật thành công 3 bộ xương, 5 ổ trứng thuộc về loài Rồng Quý Châu to lớn và bí ẩn của kỷ Jura có danh pháp khoa học là Qianlong shouhu.
Lý giải về tên gọi trên, từ "Qianlong" có nghĩa là "Rồng Quý Châu", còn "shouhu" là "bảo vệ" có ý nghĩa là các bộ xương và các quả trứng chứa phôi được bảo tồn cùng nhau.
Bên cạnh đó trang Sci-News cũng thông tin, loài Rồng Quý Châu quý hiếm là loài khủng long sauropod, thuộc dòng họ khủng long cổ dài ăn thực vật, đặc điểm của chúng có thân hình nặng nề, bốn chân to như cột đình, chúng thuộc nhóm động vật lớn nhất từng bước đi trên Trái Đất.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật ở hệ tầng Ziliujing ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc những con cỡ nhỏ trong dòng họ nhưng đã có kích thước chiều dài tới 6 m và nặng khoảng 1 tấn. Điều đặc biệt nhất đó chính là các ổ trứng vì vẫn bảo tồn được cả phôi bên trong nguyên vẹn, đây là mẫu vật trứng có da lâu đời nhất từng được phát hiện trên thế giới.
Fenglu Han - Nhà cổ sinh vậthọc và các đồng nghiệp từ Trường Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc chia sẻ: "Phôi cho thấy một số khác biệt so với con trưởng thành, ví dụ hộp sọ dài hơn, mép trước của mõm thẳng đứng".
Ngoài ra các con non sau khi nở có thể di chuyển bằng bốn chân, còn Rồng Quý Châu trưởng thành đi băng hai chân, theo kết quả phân tích sinh trắc học. Bên cạnh đó, loài động vật này làm tổ theo bầy đàn, hành vi sinh sản thường thấy ở các sauropod khác.
Một bằng chứng đóng vai trò quan trọng khác đó chính là các quả trứng góp phần giúp giới khoa học hiểu rõ về cách trứng đã tiến hóa như thế nào trong giai đoạn từ khủng long chân thú cho đến các loài tổ tiên của chim.
Cũng có một giả thuyết cho rằng trước khi tiến hóa đến trạng thái vỏ cứng như trứng chi, gia cầm như chúng ta thấy hiện nay, trứng sơ khai của động vật có thể có vỏ da.
Theo suy đoán, Rồng Quý Châu sống vào khoảng 200 đến 193 triệu năm trước, tức đầu kỷ Jura, chsung đại diện cho lớp sinh vật khổng lồ đầu tiên của "thời đại quái thú". Trong các loài họ hàng của Rồng Quý Châu, khủng long titanosaur (thằn lằn hộ pháp) là người họ hàng sauropod lớn nhất với các đặc điểm ngoại cỡ như thân hình dài hàng chục mét, con lớn nhất từng được khai quật có thể nặng gần 70 tấn.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?