Cặp quan tài bị lãng quên suốt 25 năm trong công viên, đội khảo cổ bất ngờ phát hiện: Bên trên có một "con mắt"!
Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ / Ngôi mộ người hầu cận của Từ Hi Thái hậu được phát hiện ở Bắc Kinh, sau khi mở quan tài chỉ tìm thấy duy nhất một bộ phận
Công viên Ramat Gan Safari ở thành phố Ramat Gan thuộc Quận Tel Aviv, Israel được xây dựng trên khuôn viên của một vườn thú nhỏ được thành lập vào năm 1958.
Giữa tháng 2/2021, hai chiếc quan tài bằng đá "khủng", hay còn gọi là quách, đã được tìm thấy khi công viên này thi công bệnh viện thú ý. Một số nhân viên lớn tuổi của Ramat Gan Safari cho biết những chiếc quan tài này thực tế đã được khai quật khỏi lòng đất cách đây khoảng 25 năm, trong quá trình xây dựng một bãi đỗ xe mới.
Các chuyên gia giám định cặp quan tài. Hình ảnh: Live science
Song lúc đó chúng đã hoàn toàn bị lãng quên và tới gần đây mới được chú ý lại khi các công nhân xây dựng thấy 2 cỗ quan tài nhô ra khỏi lòng đất.
Chuyên gia Uzi Rothstein thuộc Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel (IAA) cho biết họ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những đồ tạo tác cổ đại như vậy tại công viên động vật hoang dã. "Nhà thầu đã dọn sạch hai cái quách đá, tự ý di chuyển chúng mà không nhận ra tầm quan trọng của những di vật này" - Rothstein nói.
Phát hiện bất ngờHai chiếc quan tài được trang trí bằng vòng hoa và có hình đĩa giống hệt nhau. Những điểm giống nhau này là điều khiến Rothstein và các đồng nghiệp của ông suy đoán rằng chúng thuộc về một cặp vợ chồng.
Các nhà khảo cổ suy đoán người xưa dự định chạm khắc thêm họa tiết chùm nho nhưng vì một lý do nào đó mà không thể hoàn thành.
Hai cỗ quan tài này được làm từ đá ở Đồi Judaean hoặc Samaria gần đó, một loại đá cùng họ với đá cẩm thạch Proconnesian từ đảo Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ. Loại đá làm quan tài này cực cao quý, thường được các đại đế La Mã sử dụng để đóng quan tài khi họ sắp qua đời.
Các chuyên gia cho rằng chất liệu và việc trang trí công phu cho thấy chủ nhân quan tài không phải người Do Thái và có địa vị rất cao trong xã hội.
Cận cảnh hoa văn trang trí trên chiếc quan tài. Hình ảnh: Live science
Những người này sống vào khoảng thời gian khi Ramat Gan bị thống trị bởi thành phố cảng cổ của Jaffa và thủ phủ của La Mã - tỉnh Caesarea khoảng 32 km về phía bắc.
Nơi này thuộc quyền kiểm soát của Đế chế La Mã đang mở rộng vào năm 63 trước Công nguyên, sau khi quân đoàn La Mã dưới quyền của tướng Gnaeus Pompeius Magnus - Pompey Đại đế - đánh bại lực lượng của vương quốc Pontus cầm quyền trong Chiến tranh Mithridatic lần thứ ba.
Những hình thù trang trí giống như những chiếc đĩa và những khoảng trống hình oval trên đá giữa các họa tiết vòng cung tượng trưng cho việc bảo vệ và đồng hành cùng các linh hồn trong hành trình sang thế giới bên kia. Điều đặc biệt hơn cả những hình thù này trông giống như con "mắt quỷ" trong tập tục của người La Mã cổ đại.
"Bùa hộ mệnh" mắt quỷ là gì?
Mắt quỷ là di sản từ thuở hồng hoang của nền văn minh, gợi nhắc về niềm tin bền bỉ và sâu sắc nhất của con người và được người La Mã sử dụng như để tránh khỏi thế lực hắc ám thần bí nhất trên thế giới.
Mắt quỷ. Hình ảnh: BBC
Người ta tin rằng biểu tượng con mắt quỷ sinh ra từ quan niệm những ai đạt được thành công rực rỡ hoặc được kính trọng sẽ thường bị người khác tị hiềm. Sự ghen tức biến thành lời nguyền nhằm hủy hoại sự may mắn, thành đạt của họ nên mắt quỷ được dùng như một lá bùa hộ mệnh, giúp chống lại những lời nguyền của kẻ ghen tị.
Không chỉ có La Mã mà những nền văn minh cổ đại khác như Hy Lạp hay Ai Cập cổ đại cũng có chung một loại tín ngưỡng về mắt quỷ và lời nguyền của nó.
Điều này được tác giả Heliodorus vùng Emesa miêu tả rất rõ trong truyện cổ lãng mạn Hy Lạp Aethiopica. Ông viết: "Bất cứ ai nhìn vào sự xuất chúng với ánh mắt tị hiềm, hắn sẽ bao phủ không gian xung quanh bằng sự độc hại, và lan truyền hơi thở độc địa vào bất cứ thứ gì gần kẻ ấy."
Con mắt Horus trong thế giới Ai Cập cổ đại. Hình ảnh: BBC
Còn theo Ai Cập cổ đại, con mắt Horus (một tên gọi khác của mắt quỷ, dựa trên tên của một vị thần), còn nổi tiếng với tên mặt dây chuyền Thần Wadjet, được chôn theo các Pharaoh để bảo vệ họ trong kiếp sau.
Thế nên Rothstein đã chia sẻ với tờ Jerusalem Post rằng: "Có thể là những cỗ quan tài này được kết nối linh hồn với đế chế La Mã cổ đại."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải