Khám phá

Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng?

Sâu răng và hư tổn men răng là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay của chúng ta về răng, nhưng người cổ đại khi không có chế độ ăn uống như chúng ta cũng mắc những vấn đề này.

Con người cổ đại từng sống trên một Trái Đất đảo ngược / Người cổ đại chinh phục nhiều vùng đất mới nhờ... El Nino

Cuộc sống hiện đại với những thức uống chứa đầy đường cùng ga, như nước ngọt có ga, nước ép trái cây, rượu vang hay đồ ăn có tính axit, cùng thói quen vệ sinh răng không đúng khiến các vấn đề về răng xuất hiện nhiều trong cộng đồng.

Thoạt nghe qua, tưởng chừng như đây là vấn đề của người hiện đại, nhưng theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy các vấn đề về răng miệng tương tự đã khiến răng của người sống cách đây 2,5 triệu năm bị xói mòn men răng.

Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng? - 1

Các vết xước nhỏ trên răng là dấu hiệu của sự hư tổn răng ở người tiền sử. Ảnh: Ian Towle.

Phát hiện này cho thấy người tiền sử và người hiện đại có cùng các vấn đề về răng miệng nhưng chế độ ăn uống là hoàn toàn khác nhau. Hư tổn men răng khiến các mô nha sáng ở bề mặt răng bị thương tổn và mất đi cả về lượng lẫn chất. Không chỉ chế độ ăn, việc đánh răng quá mạnh và quá nhiều cũng gây ảnh hưởng như vậy.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các dấu hiệu về sự hư tổn men răng hay lỗ răng sâu trên các hóa thạch của người Australopithecus. Dựa trên những dấu vết để lại, người này lúc còn sống chắc hẳn đã phải chịu đau đớn rất nhiều vì đau răng hoặc do lưỡi và thức ăn tác động vào răng.

Vậy tại sao người tiền sử lại gặp các vấn đề về răng miệng như vậy khi không dùng đường và đồ uống có ga như chúng ta ngày nay? Một giả thuyết được đặt ra, có lẽ người tiền sử đã ăn nhiều thức ăn cứng gây ảnh hưởng răng như cách chúng ta đánh răng quá mạnh vào ngày nay.

Ngoài ra, người tiền sử không ăn các loại thức ăn nhân tạo có chứa axit nhiều như chúng ta ngày nay, nhưng họ ăn các loại trái cây quá chua như cam, quýt và các loại cao chứa lượng axit cao, gây hư tổn men răng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, loại rau củ hay trái cây vừa cứng và vừa có tính axit cao, như các loại khoai. Ăn khoai sống khiến răng bị hư tổn nhanh chóng.

Hư tổn về răng rất ít được ghi nhận trong các cuộc khai quật hóa thạch trước đây, mặc dù chúng rất phổ biến. Lý do cho việc này, có lẽ các nhà nghiên cứu trước không nghĩ đến khả năng người tiền sử gặp các vấn đề về răng nên đã bỏ qua các dấu hiệu đó ở răng của các hóa thạch.

 

Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng? - 2

Các dấu vết cho thấy sâu răng ở người tiền sử. Ảnh: Ian Towle.

Ngoài ra, sâu răng cũng là một vấn đềrất phổ biến ngày nay do việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn tinh bột và đường, gồm cả đồ uống ngũ cốc. Đây cũng được xem là một vấn đề của thời đại khi con người đã đưa quá nhiều carbonhydrate và đường tinh luyện vào khẩu phần ăn uống của chính mình.

Cũng theo nghiên cứu mới, dấu hiệu về sâu răng cũng được tìm thấy ở hóa thạch Tông Người thời tiền sử. Các nhà nghiên cứu cho biết, có lẽ trong khẩu phần ăn có nhiều trái cây và thực vật ngọt, cùng mật ong rừng, khiến lượng đường tích trữ trong răng gây nên các tổn thương răng.

Sâu răng ở người tiền sử có thể mất nhiều năm để hình thành, khi tình hình trở nên nghiêm trọng, người mắc sẽ phải rất đau đớn do đau răng.

 

Ở một số hóa thạch, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy mài mòn răng và tạo lỗ ở nhiều răng. Đây là một vấn đề răng miệng tương đối ít gặp ở cuộc sống hiện đại nhưng nhiều hóa thạch được tìm thấy gặp các vấn đề này.

Dù không ăn đường, uống nước có ga nhưng người cổ đại vẫn bị sâu răng? - 3

Các lỗ trên răng được hình thành do quá trình tác động lâu dài và liên tục. Ảnh: Chip Clark, Smithsonian Institute.

Để hình thành một lỗ ở các răng, cần phải có một quá trình cọ xát liên tục trong thời gian dài, như đặt một vật cứng cố định vào hai hàm răng, cắn móng tay liên tục, hay đưa một đường ống và dịch chuyển giữa các răng.

Quá trình này đòi hỏi một thời gian dài mới tạo ra được các rãnh hay các lỗ ở răng và do chủ ý mà tạo nên, vì vậy các lỗ rãnh ở răng tìm thấy trên các hóa thạch người tiền sử, rất có thể là do các phong tục văn hóa cổ xưa.

 

Ngoài vấn đề về văn hóa, các dấu vết này cũng cho thấy người tiền sử đã biết sử dụng những dụng cụ có dạng que thanh và đưa vào răng để làm vệ sinh răng, loại bỏ thực phẩm bám dính vào răng, hay làm giảm đau khi bị đau răng; các thói quen này lặp lại lâu ngày dẫn đến tạo rãnh răng.

Nghiên cứu này cho thấy, tổ tiên của người hiện đại và cả người Neanderthal đều có những hành vi phức tạp như thế và khác xa với hành vi đơn giản ở các loài có bộ não nhỏ, là hậu quả của chế độ ăn uống và các nền văn hóa khác nhau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm