Giải mã bí ẩn nhạy cảm về xác ướp pharaoh Ai Cập
Phát hiện 13 quan tài từ 2.500 năm trước nguyên vẹn ở sa mạc Ai Cập / Bí ẩn xác ướp Ai Cập mắc căn bệnh về tim cổ nhất thế giới
Chuyên gia khảo cổ người Anh Howard Carter khi mở nắp quan tài chứa xác ướp vua Tutankhamun. |
Vua Tutankhamun là vị pharaoh thuộc vương triều thứ 18 củaAi Cập,lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, khi mới 9 tuổi. Ông có thời gian cai trị khá ngắn ngủi, khi qua đời lúc mới khoảng 17 - 19 tuổi. Xác ướp của pharaoh này được chuyên gia khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện cách đây hơn 91 năm, vào ngày 22/11/1922 tại Thung lũng của các vị vua.
Năm 1925, sau 3 năm phát hiện, xác ướp của vua Tutankhamun được đưa ra khỏi hầm mộ. Các nghiên cứu đã hé lộ rất nhiều chi tiết lạ thường về một trong những xác ướp Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất.
Khác với mọi thành viên hoàng tộc còn lại trong vương triều thứ 18, vua Tutankhamun được chôn cất không có trái tim (hoặc đồ tạo tác thay thế, được biết đến như đồ trang sức trái tim hình bọ hung) và dương vật được ướp ở trạng thái cố định thẳng đứng. Xác ướp của vị pharaoh này cùng quan tài chứa nó cũng được bao bọc trong một lớp dày nhựa lỏng màu đen, điều được cho là nguyên nhân khiến di hài của ông từng bị bốc cháy.
Sau khi tháo lớp băng bao bọc xác ướp, nhà khoa học Anh Ronald Harrison đã tiến hành chụp X-quang xác ướp và phát hiện dương vật của vua Tutankhamun biến mất vào năm 1968. Có lời đồn đoán rằng, cơ quan sinh dục của pharaoh Ai Cập đã bị đánh cắp và đem bán, nhưng đến năm 2006, tiến sĩ Zahi Hawass, cựu lãnh đạo Hội đồng tối cao Ai Cập về cổ vật, thông báo đã tái tìm thấy nó bị chôn vùi trong cát xung quanh xác ướp 3.300 tuổi.
Ảnh chụp xác ướp vua Tutankhamun sau khi tháo lớp băng bao bọc.
|
Những điều kỳ lạ về xác ướp vua Tutankhamun đã thu hút sự chú ý của các học giả và giới truyền thông trong vài năm trở lại đây. Trong một bài báo mới đăng tải trên tạp chí Études et Travaux, nhà Ai Cập học Salima Ikram, giáo sư thuộc Đại học Mỹ ở Cairo (Ai Cập) đã đưa ra một giả thuyết nhằm lý giải các bất thường trong cách chôn cất vị pharaoh này.
Theo giáo sư Ikram, tất cả các bất thường không phải là sự ngẫu nhiên trong quá trình ướp xác, mà được thực hiện một cách có chủ ý nhằm khiến vua Tutankhamun trông càng giống Osiris, thần cai quản âm ty, càng tốt. Trong đó, dương vật cố định ở vị trí thẳng đứng được tin là khơi dậy sức mạnh tái tạo của thần Osiris, còn lớp chất lỏng màu đen khiến pharaoh có màu da như của vị thần cai quản âm ty. Trái tim khuyết thiếu của xác ướp gợi nhắc câu chuyện thi hài thần Osiris đã bị người anh em trai Seth chặt ra thành từng mảnh và chôn giấu trái tim của ông.
Bà Ikram cho rằng, việc khiến vua Tutankhamun có hình hài như thần Osiris có thể giúp chống lại một cuộc cách mạng tôn giáo do vua Akhenate, vị pharaoh được nhiều người tin là cha của Tutankhamun, khởi xướng. Vua Akhenaten từng thay đổi nghi lễ thờ cúng đa thần, trong đó vị thần tối cao là thần Amun-Re của Ai Cập, sang tập trung ngưỡng vọng một vị thần duy nhất - thần Mặt trời Aten. Tuy nhiên, cho tới khi qua đời, con trai của ông - vua Tutankhamun - đã cố gắng đảo ngược những thay đổi này, đưa Ai Cập trở về với tôn giáo truyền thống, thờ cúng đa thần.
Bà Ikram thừa nhận, quan điểm của mình hiện vẫn gây hoài nghi. Tuy nhiên, nếu được xác thực là đúng đắn, nó có thể giúp lý giải một số bí ẩn xung quanh việc ướp xác và chôn cất vua Tutankhamun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào