Khám phá

Giao phối khác chủng tộc giúp loài người thống trị Trái Đất?

Giới nghiên cứu thu thập được một số bằng chứng cho thấy, người tinh khôn (Homo sapiens) đã giao phối với các chủng người khác, sống cùng thời nhưng nay đã tuyệt chủng. Điều này được cho là giúp họ sống sót, chinh phục được các vùng đất mới trên khắp thế giới khi bắt đầu rời khỏi châu Phi cách đây 60.000 năm

Bí ẩn "con đường tình yêu" nơi 5 loài người giao phối dị chủng / Bí ẩn về loài người chiến binh đã tuyệt chủng

Giao phối khác chủng tộc giúp loài người thống trị Trái đất?

Việc giao phối với các chủng người khác được cho là góp phần giúp người Homo sapiens có được khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng mới, chống chọi được bệnh tật mới để tiếp tục sinh tồn và phát triển khắp Trái Đất. Ảnh minh họa: Reuters.

>> Xem thêm: Khám phá ngôi làng “tổ mối” kì lạ ở Iran

Chẳng mấy người trong chúng ta hiện nay là "người thuần chủng", nếu điều đó đồng nghĩa với việc sở hữu hệ gen hoàn toàn do người Homo sapiens truyền lại.

Chuyện "lang chạ" giữa người Homo sapiens và người Neanderthal, một giống người nguyên thủy nay đã tuyệt chủng, được tin là xảy ra cách đây khoảng 50.000 - 80.000 năm, khiến ước tính 1,5-2% các gen của người châu Á và châu Âu hiện nay có nguồn gốc từ người Neanderthal. Nhiều người châu Phi hiện cũng sở hữu một số gen Neanderthal này, có thể bắt nguồn từ những chuyến đi trở lại lục địa đen của tổ tiên chúng ta.

>> Xem thêm: Thú vị không khí sôi động của những lễ hội rực rỡ sắc màu ở Nam Phi

Một nghiên cứu đã phát hiện, một tỉ lệ nhỏ hơn trong hệ gen người hiện đại được kế thừa từ người Denisovan, chủng người bí ẩn mà chúng ta mới chỉ biết đến thông qua lượng hóa thạch vô cùng ít ỏi, gồm 1 mẩu xương ngón tay và 2 răng hàm tìm thấy trong một hang động ở Nga. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra các mảnh ADN từ chủng người có họ hàng gần gũi với người Neanderthal này trong bộ gen của những người hiện đại đang sinh sống ở tiểu vùng Melanesia (chủ yếu gồm các đảo thuộc châu Đại Dương).

 

Dường như, tổ tiên Homo sapien của các cư dân Melanesia đã giao phối với một số người Denisovan khi họ đi khắp châu Á cách đây hơn 48.000 năm. Điều đó có thể góp phần giúp những người di cư đầu tiên chinh phục được các vùng đất trải khắp Thái Bình Dương và tới tận Australia.

>> Xem thêm: Tế bào ung thư cổ xưa được tìm thấy trong khúc xương 1,7 triệu tuổi

Theo tạp chí Science, nhóm nghiên cứu nhận thấy, ít nhất 3 trong số 21 mảnh ADN cổ xưa trong bộ gen của người Melanesia có nguồn gốc từ chủng người Denisovan. Một trong những mảnh ADN cổ này mang các gen miễn dịch giúp nhận diện các virus trong khi một mảnh ADN cổ khác chứa các gen làm tăng lượng glucose trong máu và mảnh ADN cổ còn lại mang các gen phụ trách quá trình phân hủy các chất béo.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, tất cả các gen nói trên có thể đã giúp người hiện đại thích nghi với các điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng và những loại bệnh mới khi họ chuyển cư tới những vùng đất mới. Nói một cách khác, các gen do "yêu" ngoại chủng truyền lại đã giúp người hiện đại sống sót và sinh sôi phát triển khắp Trái Đất.

>> Xem thêm: Những vụ tấn công sứ quán Mỹ chấn động thế giới

 

Khám phá trên đã cung cấp thêm bằng chứng về các mối quan hệ phức tạp giữa tổ tiên trực tiếp của chúng ta với các chủng người nguyên thủy khác khi họ rời châu Phi và bắt đầu tỏa đi khắp châu Âu cũng như châu Á. Theo giới nghiên cứu, người Homo sapiens đã "lang chạ" với người Neanderthal ít nhất 5 lần và người Denisovan ít nhất 1 lần trước khi 2 chủng người này bị tuyệt chủng.

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video: Dù ‘dưới một người, trên vạn người’ nhưng đây lại là chức quan dễ ‘mất đầu’ nhất lịch sử Trung Quốc. Nguồn: Lịch Sử Trung Quốc.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm