Khám phá

Hãi hùng đặc sản "ngón tay của quỷ"

Có vẻ ngoài không mấy bắt mắt, được ví như “ngón tay của quỷ” hay “ngón tay thần chết” nhưng hà ngỗng lại là món đặc sản có giá trị cao.

Những đặc sản Trung Quốc khiến thực khách nước ngoài ghê rợn / Món thịt thối đặc sản “lúc nhúc ròi” ở vùng núi Sơn La

- Video hãi hùng đặc sản "ngón tay của quỷ".

Con hà ngỗng với tên khoa học là Goose barnacle. Đây là động vật có xúc tu để bám lên những bề mặt cứng tại bờ biển như tảng đá, thân cây, thuyền bè… Tuy kích thước không lớn nhưng chúng có khả năng đục khoét vật cứng, thậm chí là tảng đá lớn.

1

Với thân dày, có phần móng vuốt như kim cương, hà ngỗng sống trên đá ở phần bờ biển giữa lúc thủy triều lên và xuống. Chúng cũng kiếm ăn nhờ sự lên xuống của thủy triều.

Tuy có hình dáng không mấy bắt mắt, được ví như “ngón tay của quỷ” hay “ngón tay thần chết”, nhưng hà ngỗng có vị ngon lạ, là sự pha trộn giữa sò, tôm, nên được chế biến thành món đặc sản hấp dẫn. Thưởng thức hà ngỗng còn là thú vui ẩm thực xa xỉ đang được thực khách ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đón nhận.

Hãi hùng đặc sản “ngón tay của quỷ” - 2
Đánh bắt hà ngỗng là công việc khó khăn đòi hỏi có chứng chỉ lặn

Hà ngỗng chỉ sống ở môi trường tự nhiên ở biển khơi chứ không qua nuôi nhốt, nên đã đẩy giá thành của chúng lên cao. Do được ưa chuộng và có giá thành cao, nên ngư dân ở dọc bờ biển nơi hà ngỗng sinh sống khai thác chúng triệt đề, dù việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn.

Hãi hùng đặc sản “ngón tay của quỷ” - 3
Cận cảnh hà ngỗng

Để bắt hà ngỗng, ngư dân phải leo xuống vách đá với dây thừng chắc chắn kèm theo dụng cụ chuyên dụng để đục bề mặt đá nơi thủy triều rút xuống. Những ngư dân lành nghề sẽ biết căn theo nhịp sóng để đánh bắt. Đặc biệt, bắt hà ngỗng phải làm việc theo nhóm để đảm bảo an toàn. Họ lập thành từng đội, phối hợp nhịp nhàng ăn ý, căn thời điểm đủ an toàn và biết dừng lại đúng lúc.

Hãi hùng đặc sản “ngón tay của quỷ” - 4
Đây là món đặc sản được thực khách ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha rất ưa chuộng

Người Tây Ban Nha từng nhập khẩu hà ngỗng từ Canada (một loài có kích thước lớn hơn, nhưng không ngon bằng), cho tới năm 1999 thì dừng lại do cạn kiệt nguồn. Trong khi đó ở Bồ Đào Nha, hà ngỗng bị đánh bắt thường xuyên. Tuy nhiên, mọi hoạt động khai thác đều được kiểm soát chặt chẽ. Những ngư dân muốn đánh bắt đều cần chứng chỉ lặn. Hầu hết, họ sống ở thị trấn biển Sagres gần đó.

Hãi hùng đặc sản “ngón tay của quỷ” - 5
Do đánh bắt khó khăn và phụ thuộc hoàn toàn và tự nhiên nên món ăn có giá thành cao

Tại Tây Ban Nha, hà ngỗng được chế biến đơn giản, đun sôi nhẹ trong nước muối, sau đó vớt ra đá lạnh. Gạt bỏ vẻ bề ngoài kỳ quặc như những ngón tay đen dài để tập trung vào phần thịt bên dưới móng vuốt, thực khách sẽ thấy thịt hà ngỗng mềm và ngọt, có phần hao hao giống tôm hùm hay cua hoàng đế. Thực khách có thể thưởng thức chung với sốt bơ chảy, hoặc ăn không chẳng cần chút gia vị nào để cảm nhận hương vị tươi ngon nguyên bản.

 

Nhu cầu món ăn này ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha quá cao dẫn tới việc khai thác quá mức. Giá cả và sự khan hiếm khiến thực khách sẵn lòng bỏ ra 100 Euro để thưởng thức 1 đĩa hà ngỗng trong các bữa tiệc.

Theo Huy Hoàng/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm