Nếu Lưu Bị để Gia Cát Lượng cùng tham chiến trận Di Lăng, Thục Hán có thể đánh bại Đông Ngô?
Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người / Vô cùng tin tưởng Gia Cát Lượng, tại sao khi đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ, Lưu Bị lại không dẫn theo Khổng Minh?
Nhìn lại lịch sử thời Tam Quốc, không khó để nhận thấy trận chiến Di Lăng được xem là một sự kiện mấu chốt quyết định hướng đi của ba nước Ngụy – Thục – Ngô thời bấy giờ.
Trong cuộc chiến này, Lưu Bị đã bị tiêu diệt tới mấy chục ngàn quân. Đông Ngô dù giành phần thắng nhưng cũng nhận về nhiều tổn thất.
Vì vậy nên sau trận Di Lăng, cả hai thế lực trên đều chịu ảnh hưởng không nhỏ. Điều này khiến cho khoảng cách chênh lệch giữa Thục - Ngô với Tào Ngụy ngày càng xa thêm. Kết quả là sau cùng, hai thế lực này đều bị nhà Ngụy thôn tính.
Theo quan điểm của Qulishi, vào thời kỳ đầu của chiến dịch Di Lăng, Thục Hán mới là phe cánh chiếm ưu thế. Tuy nhiên bởi vì đưa ra nhiều quyết định sai lầm, Lưu Bị đã bị Lục Tốn nắm được điểm yếu và chuốc lấy kết cục thảm bại.
Do sự thất bại ở Di Lăng phần lớn bắt nguồn từ quyết sách sai lầm của Lưu Bị nên nhiều người không khỏi đặt ra giả thiết: Nếu năm đó Gia Cát Lượng không ở lại trấn giữ kinh thành mà trực tiếp ra trận với quân chủ, Thục Hán phải chăng có thể giành chiến thắng trong trận chiến mang tính quyết định này?
Thế cục Tôn - Lưu trước trận Di Lăng: Đông Ngô hoàn toàn chiếm ưu thế trước Thục Hán
Đầu tiên, cần phải xác định rõ ưu thế của hai nhà Đông Ngô và Thục Hán trước thời điểm trận Di Lăng xảy ra.
Về quốc lực, Lưu Bị trước đó có được Ích Châu, Hán Trung, thực lực có thể xem như đã vượt qua Tôn Quyền ở Giang Đông. Thế nhưng kể từ sau khi Quan Vũ để mất Kinh Châu, ưu thế này dường như đã không còn dẫn trước.
Về lực lượng, Thục Hán có 4 vạn binh, sau đó thêm quâncủa Ma Sa Kha gia nhập, quân sĩ xấp xỉ khoảng 5 vạn. Đông Ngô cũng có binh lực 5 vạn người. Vì vậy xét về tương quan lực lượng, hai thế lực này cũng không chênh lệch quá nhiều.
Về văn thần võ tướng, những thủ hạ cốt cán của Lưu Bị như Ngụy Diên, Pháp Chính, Mã Siêu… vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đều không thể trực tiếp tham gia trận Di Lăng.
Bản thân Gia Cát Lượng cũng được quân chủ giao cho nhiệm vụ ở lại trấn giữ kinh thành cùng Thái tử, vì vậy cũng không thể trực tiếp ra trận.
Trong khi đó, Đông Ngô coi đây là trận chiến quyết định sự tồn vong, vì vậy gần như đã dốc toàn bộ nhân tài của mình cho cuộc quyết đấu này.
Về thống soái, quân của Thục Hán do Lưu Bị trực tiếp chỉ huy và dẫn dắt. Tuy nhiên theo Qulishi, những thành tích xông pha trận mạc trước đó của vị quân chủ này đa số đều dựa vào các mưu kế của một vài mưu sĩ chủ đạo như Bàng Thống, Pháp Chính mà có được.
Trong khi đó, quân Đông Ngô do Lục Tốn cầm đầu. Nhân vật này từ lâu đã nổi danh là soái tài Tam Quốc, mỗi lần ra quân đều rất ít gặp thất bại.
Về địa hình địa lợi, Đông Ngô chiếm cứ ưu thế rất rõ ràng. Thế lực này có thể dựa vào địa hình để tiến hành sách lược phòng thủ trường kỳ, khiến cho quân Thục trải qua thời gian dài dần mai một ý chí và nhuệ khí chiến đấu.
Hơn nữa, vì là quân viễn chinh, Thục Hán gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề điều động nhân lực, vận chuyển lương thảo. Do đó Đông Ngô hoàn toàn có cơ hội đợi quân địch mệt mỏi rồi tấn công và giành chiến thắng áp đảo.
Từ những minh chứng trên đây, có thể nói việc Lưu Bị thua trận ở Di Lăng hoàn toàn không phải là một điều tình cờ. Cho dù Gia Cát Lượng có đi cùng quân chủ trong chiến dịch phạt Ngô, những chênh lệch rõ rệt về ưu thế giữa hai bên cũng khó mà hoàn toàn biến mất.
Nếu để Gia Cát Lượng cùng ra trận, Lưu Bị cũng không thể khiến Thục Hán giành chiến thắng ở Di Lăng: Vì sao?
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, Lưu Bị năm xưa cũng không phải là hoàn toàn yếu thế.
Ở vào thời điểm vị quân chủ này muốn đem binh phạt Ngô, Tôn Quyền đã vội vàng phái sứ giả tới cầu hòa.
Điều này thể hiện rõ một sự thật: Bản thân Tôn Quyền vẫn luôn lo lắng về vấn đề nảy sinh mâu thuẫn và phát sinh chiến tranh với Thục Hán.
Vị quân chủ này không thực sự muốn cùng Lưu Bị giao chiến. Bởi một khi hai phe Tôn – Lưu xảy ra chiến tranh, Tào Ngụy rất có thể lợi dụng thời cơ để tiến hành trục lợi. Hơn nữa, Tôn Quyền cũng tương đối kiêng dè trước thực lực quân sự của Thục Hán lúc bấy giờ.
Và thực tế là ở thời kỳ đầu của trận chiến, quân Thục bất luận về chiến lược hay ý chí chiến đấu cũng đều đã gây cho Đông Ngô áp lực không nhỏ.
Thế nhưng bởi Đông Ngô kiên trì áp dụng chiến lược phòng thủ, về lâu dài đã khiến cho nhuệ khí của đối phương dần dần tiêu tán.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, thời điểm diễn ra trận Đông Ngô là vào mùa hè. Thời tiết nóng nực khiến cho quân sĩ hết sức mệt mỏi.
Lưu Bị cũng vì vậy mà buộc phải bỏ qua việc tấn công bằng đường thủy, điều thủy quân lên bộ, khiến cho quân Thục mất đi ưu thế tấn công trên phương diện này.
Hơn nữa, giữa hai địa điểm cách nhau 700 dặm, Lưu Bị còn lập ra liên tiếp mấy chục doanh trại bằng gỗ cây rừng. Lập liên trại với khoảng cách xa như vậy được xem là điều tối kỵ đối với nhà binh.
Vì vậy, xét một cách tổng quan, trong trận chiến Di Lăng, Lưu Huyền Đức đã đưa ra 3 quyết sách sai lầm hơn cả:
Thứ nhất là bỏ qua việc tấn công bằng đường thủy.
Thứ hai là đưa thủy quân lên bộ hạ trại.
Thứ ba là lập liên trại với khoảng cách quá xa.
Đó mới thực sự là những nguyên nhân trọng yếu khiến Thục Hán thảm bại trước Đông Ngô.
Theo Qulishi, nếu như có Gia Cát Lượng ở cạnh khi đó, với tài trí hơn người của mình, vị quân sư này rất có thể sẽ nhìn ra sai lầm của Lưu Bị, cũng có thể khiến cho Thục Hán không đi theo những quyết sách nguy hiểm này.
Thế nhưng muốn thay đổi kết cục thất bại của Thục Hán ở Di Lăng, chỉ e ngay tới Gia Cát Lượng cũng khó lòng làm được.
Sinh thời, Khổng Minh là người hành sự cẩn thận, lại có ưu thế về trị quốc hơn là mang binh đánh trận. Vì vậy ông bị cho là khó có thể đưa ra chiêu hiểm để lật ngược hoàn toàn thế cục ở Di Lăng. Đó là chưa kể tới việc ưu thế của trận chiến này đa số đã nằm trong tay Đông Ngô ngay từ đầu.
Hơn nữa, Lưu Bị vốn không có kế sách để phá vỡ sách lược phòng thủ trường kỳ của Lục Tốn. Tương tự như vậy, Gia Cát Lượng trong chiến dịch Bắc phạt sau này cũng từng gặp không ít khó khăn khi phải đối phó với một Tư Mã Ý kiên trì thủ thành mà không ra giao chiến.
Vì vậy có thể nói rằng, cho dù có Gia Cát Lượng ở bên, Lưu Bị và Thục Hán cũng chưa chắc đã có thể đánh bại Lục Tốn.
Nếu thế cục diễn biến theo chiều hướng này, có 2 kết cục có thể xảy ra đối với Thục Hán ở Di Lăng.
Một là trong lúc giằng co, quân Thục dần mai một nhuệ khí, thiếu thốn lương thảo, chủ động rút quân.
Hai là Thục Hán có thể bị Đông Ngô nắm được điểm yếu, từ đó khiến cho quân địch có cơ hội tiến hành phản công.
Thế nhưng bất luận là kết cục nào xảy ra, Thục Hán cũng không thể trở thành phe thắng cuộc trong trận chiến ở Di Lăng.
Tuy nhiên nếu có Gia Cát Lượng bên cạnh, Lưu Bị sẽ tránh được việc liên tiếp đưa ra nhiều quyết sách sai lầm, Thục Hán sẽ không thảm bại tới nỗi tổn thương nguyên khí, thế lực này cũng vì vậy mà ít nhiều vẫn còn giữ được hy vọng phục hưng Hán thất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà