Khai quật mộ cổ Trung Quốc niên đại 2.200 năm, phát hiện vô số cổ vật từ thời nhà Hán
Dòng họ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, 'địch thủ' của Gia Cát Lượng mang họ này / Khám phá bảo vật quốc gia Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay
Tại thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc người ta đã phát hiện một ngôi mộ có niên đại từ thời Tây Hán (202 TCN - 25 SCN), được bảo tồn rất tốt và chứa đựng một kho hiện vật lịch sử vô cùng giá trị. Phát hiện quan trọng này được công bố bởi Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa Trùng Khánh.
Nhóm khai quật bao gồm hơn 20 chuyên gia từ các viện nghiên cứu khảo cổ học và trường đại học khác nhau do Huang Wei dẫn đầu. Họ đã khai quật được một loạt các ngôi mộ có niên đại trải dài từ thời nhà Hán đến thời Lục triều (6 triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc, Lưỡng Tấn, và Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc).
Nổi bật nhất là ngôi mộ từ thời Tây Hán. Khi được phát hiện ngôi mộ này vẫn trong tình trạng bảo quản rất tốt dù bị ngập úng xung quanh. Hơn 600 di vật văn hóa đã được tìm thấy từ ngôi mộ này, bao gồm đồ sơn mài, đồ gỗ, đồ tre, đồ gốm và đồ đồng. Chúng đem lại những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật và văn hóa của thời đại xa xưa.
Trong các những món đồ được phát hiện có một danh sách chi tiết các đồ vật được chôn cất và ghi chép chính xác về năm chôn cất là năm 193 trước Công nguyên. Danh sách này không chỉ liệt kê các hiện vật mà còn cung cấp thông tin về số lượng và kích thước của chúng, làm sáng tỏ phong tục chôn cất thời đó.
Sự xuất hiện của đồ ngọc bích trong số cổ vật được khai quật cho thấy chủ nhân ngôi mộ này có thể là người có địa vị cao trong xã hội. Theo Bai Jiujiang, người đứng đầu Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa Trùng Khánh, ngôi mộ này được xem là đặc biệt quan trọng vì nó chứa số lượng đồ gỗ và tre sơn mài lớn nhất từng được tìm thấy ở thượng nguồn sông Dương Tử. Hơn nữa, đây là ngôi mộ được biết đến sớm nhất từ thời Tây Hán với niên đại được ghi chép rõ ràng.
Có thể nói, phát hiện mới này cung cấp các bằng chứng quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai về phong tục chôn cất từ đầu thời Tây Hán, đồng thời mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về triều đại nhà Tần và nhà Hán cổ đại ở lưu vực sông Ngô Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất