Khám phá

Khủng long bị tuyệt diệt vì "hiệu ứng nhà kính"

Chính cái giá lạnh đột ngột đẩy khủng long đến chỗ tuyệt chủng. Đặc biệt, hiện tượng sụt giảm nhiệt độ này có chu trình tương tự như hiện tượng nhà kính hiện nay.

5 tuổi phát hiện hóa thạch khủng long mới / Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long có sừng mới

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Plymouth, Anh đã công bố các phát hiện nói trên khi nghiên cứu các hóa thạch tìm thấy tại vùng Arctic Svalbard, Na Uy.

Theo đó, cách đây 137 triệu năm, nhiệt độ của đại dương bất ngờ sụt giảm chỉ còn 9 độ C, từ đó dẫn theo một loạt thay đổi về khí hậu. Vốn là loài máu lạnh, chỉ tồn tại được trong môi trường nhiệt độ cao nên khủng long không thể thích nghi và bắt đầu chết hàng loạt khi giá lạnh đột ngột.

Hiện tượng sụt giảm nhiệt độ theo chu trình tương tự như hiện tượng nhà kính đã dẫn đến sự tuyệt diệt của khủng long

Nhóm nghiên cứu cho biết, nhiệt độ đột nhiên sụt giảm là do mức CO2 cao trong không khí. Đầu tiên CO2 làm nhiệt độ trái đất tăng lên, khiến băng ở hai cực tan chảy, và việc này lại khiến nhiệt độ trái đất giảm đi. Tình trạng này tương tự như hiện tượng nhà kính mà trái đất đang phải đối mặt hiện nay.

Phát hiện này của các nhà khoa học bác bỏ những thông tin trước đó cho rằng khủng long bị đẩy đến chỗ tuyệt diệt vì sao chổi quét qua trái đất.

Hiện, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tranh cãi và tìm cách vén màn bí ẩn hiện tượng hạ nhiệt toàn cầu xảy ra ở kỷ Phấn trắng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm