Khám phá

Kiểm tra mộ cổ bị đạo tặc đột nhập, các chuyên gia 'thất kinh' vì thứ nằm dưới mương gần đó: 'Không thể tin nổi!'

Ngôi mộ hơn 2.000 năm tuổi này thực sự khiến các nhà khảo cổ "đau xót" không thôi.

Ngôi mộ cổ 2.500 năm chứa 46 thi thể cô gái phát sáng và bí ẩn đáng sợ / Mộ cổ thường hay bị trộm, mộ của Triệu Vân dựa vào đâu mà có thể bình yên gần 2.000 năm, không ai dám động đến?

Có một ngôi mộ quý tộc nhà Chu lần lượt bị trộm ở thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Điều không may là nơi này bị hư hỏng nặng, thi thể bị kẻ trộm lôi ra khỏi quan tài và phơi nắng trong 39 ngày. Điều kỳ lạ là thi hài vẫn nguyên vẹn như xưa.

Từ đây, các chuyên gia khám phá ra nhiều bí ẩn chưa tìm thấy lời giải.

Những kẻ trộm mộ liều lĩnh

Vào đầu năm 1994, một số kẻ trộm mộ đã đào được một ngôi mộ nhà Chu trên cánh đồng ở thị trấn Kỷ Sơn, thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc. Chúng lấy đi các di vật văn hóa trong lăng mộ và lôi thi hài người phụ nữ ra khỏi quan tài rồi bỏ dưới mương.

Sau khi phân tích, các chuyên gia đây là lăng mộ của nhà Chu cách đây hơn 2.300 năm, vì ngôi mộ không được niêm phong và quy mô tương đối nhỏ nên có thể suy ra chủ nhân là một quý tộc cấp thấp.

Ngay sau đó họ đã tìm thấy thi thể của người này trong một hố bùn cách vụ cướp không xa. Việc tìm thấy thi thểkhá nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ vẫn có thể kéo lê sau cả nghìn năm bảo quản là một điều kỳ diệu.

Thi hài này đã được chôn trong lòng đất hơn 2.000 năm và bị "bỏ rơi" ở ngoài 39 ngày. Tuy nhiên, xác ướp không hề bị phân hủy và các khớp tay chân vẫn có thể cử động, bề mặt da còn có độ đàn hồi. Vì sao thi hài này có thể được bảo quản tốt như vậy sau hàng ngàn năm?

Xác ướp tuy không thối rữa nhưng đã bị kẻ trộm mộ làm hư hỏng rất nhiều, quần áo bị lột sạch, cắt tóc để lấy kẹp tóc trên đầu, da bị tổn thương và có những vết thắt cổ do sợi dây thừng để lại.

Kiểm tra mộ cổ bị đạo tặc đột nhập, các chuyên gia thất kinh vì thứ nằm dưới mương gần đó: Không thể tin nổi! - Ảnh 1.

Thi hài này đã được chôn trong lòng đất hơn 2.000 năm và bị "bỏ rơi" ở ngoài 39 ngày. (Nguồn: QQ)

Chuyên gia đi tìm câu trả lời

Đoàn khảo cổ đã nhanh chóng tiến hành khai quật để nghiên cứu sâu thêm. Ngôi mộ có diện tích hơn 10 mét vuông này chỉ trong vòng hai ngày đã bị đào xuống đáy. Sau khi cạo sạch bùn và than còn sót lại, mọi người đều ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếu trúc che phiến mộ cũng đã được bảo tồn.

Nhưng khi nắp buồng quan tài được mở ra, ai nấy đều cảm thấy hụt hẫng. Ngoại trừ một số mảnh gốm vỡ và một số mảnh sơn mài, không có di tích văn hóa quan trọng nào được khai quật. Sau đó, các chuyên gia lại một lần nữa tập trung vào thi thể người phụ nữ được khai quật.

Người phụ nữ sống tại thời Chiến Quốc, cách đây hơn 2.300 năm. Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành giải phẫu tử thi. Kết quả cho thấy không chỉ các mô và cơ quan bên trong của tử thi được bảo quản tốt, mà vẫn có thể thấy các mạch máu và dây thần kinh.

Người phụ nữ này có nhóm máu AB. Trong ruột của xác ướp, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều loại ký sinh trùng. Hầu như không có sự khác biệt nào so với hiện nay, đây cũng là loại trứng ký sinh trùng được phát hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

Không những thế, lúc mất người phụ nữ này khoảng 75 tuổi.

 

Vậy đâu là lý do khiến một xác chết không phân hủy ngay cả khi tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian hơn 2.300 năm?

Trong quá trình khai quật giải cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một thứ tương tự như phù sa trong ngôi mộ. Qua các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm, người ta ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thành phần của những phù sa này hóa ra lại là thuốc thảo dược của Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sau hơn 2000 năm chôn sâu trong lòng đất, chúng đã không còn nguyên vẹn. Những dược liệu này không còn xác định được thành phần cụ thể.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân quan trọng khác khiến thi hài nữ thời Chiến Quốc có thể được lưu giữ đến ngày nay, đó chính là nước.

Nước trong lăng mộ không phải là nước tự nhiên mà là một loại nước tinh khiết hơn. Sau nhiều năm chôn cất, nước tự nhiên dần trở thành hơi nước không lẫn tạp chất thông qua tác động của chênh lệch nhiệt độ. Hơi nước này đã trở thành một lớp ngăn cách bảo vệ quan tài một cách vô hình.

 

Trong lần khai quật này, ngoài xác ướp người phụ nữ thời Chiến Quốc còn có bảy món bảo vật khác may mắn còn sót lại. Trong đó có một chiếc áo khoác và một con hổ ngồi trên lưng chim. Tuy nhiên, do mức độ hư hỏng khác nhau nên tên các di tích văn hóa quý giá này đã không còn nguyên vẹn.

Về danh tính của chủ nhân ngôi mộ, hiện vẫn chưa có thông tin. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chân tướng cho ngôi mộ kỳ lạ này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm