‘Kinh ngạc’ thân thế của Ngưu Ma Vương trong Tây Du Ký
Bí ẩn năm loại Thần nhãn trong Tây Du Ký, Hỏa nhãn kim tinh yếu nhất / Nghi vấn bất ngờ về Nhị Lang Thần 'Tây Du ký' và Dương Tiễn 'Phong Thần Bảng'
Vốn là anh em kết nghĩa của Tôn Ngộ Không nhưng Ngưu Ma Vương không những không ra tay tương trợ cứu giúp mà ngược lại còn lật lọng, làm hại Ngộ Không hết lần này đến lần khác.
Cho dù chỉ là vai diễn nhỏ nhưng nhân vật Ngưu Ma Vương để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem bởi cả ngoại hình, tính cách lẫn thân thế.
Trong Tập “ba lần lấy quạt Ba Tiêu”, thầy trò Đường Tam Tạng phải đi ngang qua núi Hỏa Diệm sơn mới đến được Tây Thiên nhưng vì lửa cháy quá lớn không cách nào qua được liền phải mượn nhờ quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa. Vốn đã có thù từ trước về chuyện con trai của mình là Hồng Hài Nhi nên Thiết Phiến một mình khước từ chuyện mượn quạt của Ngộ Không. Nhưng Ngộ Không chẳng khuất phục, tìm đủ mọi cách để lấy được quạt thật. Về phần Ngưu Ma Vương thấy vợ bị ấm ức liền quyết sống mái với Ngộ Không một phen, biến thành Bát Giới cầm quạt mang về. Đến cuối cùng phải nhờ Phật Tổ phái Bát Đại Kim Cương, Ngọc Hoàng cử thiên binh thiên tướng tới giúp sức, các bên hợp lực tạo thành thiên la địa võng mới trấn áp nổi.
Ngưu Ma Vương xuất hiện qua loa ở phần đầu là kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không cùng với sáu con yêu tinh khác. Do nhìn thấy Ngộ Không biểu diễn gậy Như Ý tỏa ra ánh hào quang nên kết bái làm huynh đệ.
Ngộ Không là Tề Thiên Đại Thánh với 72 phép biến hóa không lường, rất ít yêu tinh có thể mang tài ngang sức với Ngộ Không nếu không có bảo bối trợ giúp trong tay. Nhưng Ngưu Ma Vương lại là một trong số ít ỏi đó.
Xuất thân của Ngưu Ma Vương:
Lúc còn ở Hoa Qủa sơn Ngộ không đã cùng sáu yêu quái khác cộng thêm cả Ngưu Ma Vương kết bái huynh đệ. Vì bản thế là khuê ngưu nên Ngưu Ma Vương rất to lớn, hơn Tôn Ngộ Không nhiều nên làm đại ca. Khuôn mặt hình trâu, tay chân to lớn, vạm vỡ.
Ngưu Ma Vương là người trong Tiệt Giáo, đệ tử ký danh của Thượng Thanh Thánh Nhân - Thông Thiên Giáo Chủ. Vì Tiệt Giáo hữu giáo vô loại chiêu thu nhiều đệ tử nên đệ tử ký danh của Thông Thiên lên tới cả chục vạn người. Ngưu ma vương xuất hiện sau Long Hán lượng kiếp (Long Phượng Lân đại kiếp), sau đó có cơ duyên gia nhập Tiệt Giáo, khổ tu ngàn vạn năm. Tu vi thời điểm xảy ra lượng kiếp thứ 2 - Vu Yêu lượng kiếp là Kim Tiên sơ kỳ. Tu vi thời điểm xảy ra lượng kiếp thứ 3 - Phong Thần lượng kiếp là Thái Ất Kim Tiên sơ kỳ. Trong 2 lượng kiếp này, Ngưu ma vương vì tu vi quá thấp nên không xuất hiện. Lượng kiếp thứ 4 - Tây Du lượng kiếp, lúc này Ngưu Ma Vương đã có tu vi Đại La Kim Tiên, cùng với đó là sự xuống dốc của Tiệt Giáo sau Phong Thần kiếp nên mới được Thông Thiên Giáo Chủ cho xuất hiện tham gia lượng kiếp.
Vợ Ngưu Ma Vương là Thiết Phiến công chúa, con gái của Minh Hà Lão Tổ. Hai người Kết duyên trước khi Tây Du lượng kiếp bắt đầu và xuất sinh Hồng Hài Nhi. Vốn là một tiên nữ, vợ cả của Ngưu Ma Vương, ngụ tại núi Thúy Vân và là mẹ ruột của Hồng Hài Nhi. Bà rất hiền lành, và tức giận Ngưu Ma Vương khi bỏ bà đi theo Ngọc Viện Công Chúa..... Nhưng dù có như vậy bà vẫn hết lòng yêu thương Ngưu Ma Vương một lòng một dạ. Có một bảo bối là quạt Ba Tiêu.
Vợ hai của Ngưu Ma Vương là Ngọc Diện Công Chúa: là một con hồ ly tinh, thiếp của Ngưu Ma Vương, ở núi Tích Lôi. Vô cùng giàu có, mỗi năm đưa lễ vật đến chỗ Thiết Phiến coi như tiền mua Ngưu Ma Vương về làm chồng. Sau này bị Sa Tăng đánh chết.
Con trai Hồng Hài Nhi (Thánh Anh Đại Vương): Có tuyệt kỹ Tam Muội Chân Hoả, chiêu mộ lính là trẻ em. Hồng Hài Nhi tuy nhỏ bé nhưng đã 300 tuổi, là một trong những địch thủ của Tôn Ngộ Không, từng thiêu Tôn Ngộ Không và làm hắn trôi lềnh bềnh giữa sông.
Phép thuật, binh khí và tên gọi:
Ngưu Ma Vương có 72 phép thần thông biến hóa, ngang ngửa Tôn Ngộ Không. Nên cuộc so tài giữa cả hai là ngang tài ngang sức khó mà bất phân thắng bại, đến cuối cùng lại phải nhờ Bát Đại Kim Cương, Ngọc Hoàng cử thiên binh thiên tướng tới giúp sức mới đánh bại được vợ chồng Ngưu Ma Vương.
Ngưu Ma Vương thường dùng một cây thiết bảng to lớn làm binh khí.
Gồm có hai tên gọi khác nhau:
Bình Thiên đại thánh: Là tên gọi xưng danh của Ngưu Ma Vương khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.
Ngưu Ma Vương: Là tên gọi chính của Ngưu Ma Vương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm