Lịch sử loài người có phải viết lại bởi cặp răng niên đại 9,7 triệu năm tuổi?
Hé lộ chi tiết rùng mình về bí ẩn đĩa bay ở Australia / Sông băng ở Himalaya tan hết vào năm 2100 vì biến đổi khí hậu

Tại cuộc họp báo công bố phát hiện này, thị trưởng Mainz đã phát biểu phát hiện này có thể buộc các nhà khoa học đánh giá lại lịch sử sơ khai của loài người. Ông nói: "Tôi không muốn quá kịch tính, nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ phải bắt đầu viết lại lịch sử nhân loại sau ngày hôm nay”.
Herbert Lutz, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mainz và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói với các phương tiện truyền thông địa phương “Đó rõ ràng là những cái răng tinh tinh. Đặc điểm của chúng giống với những phát hiện ở châu Phi nhưng lại xuất hiện sớm hơn 4-5 triệu năm. Đây là một sự may mắn to lớn, nhưng cũng là một bí ẩn lớn."
Tuy nhiên, Ông Dawid Begun của Đại học Toronto, Canada (một trong những nhà nhân chủng học hàng đầu thế giới) nói với The Independent rằng có một chiếc răng không giống với “Lucy” hay bất cứ loài linh trưởng nào khác có liên quan chặt chẽ với con người.
Ông cho rằng một chiếc có lẽ là của loài linh trưởng đã tuyệt chủng được gọi là Anapithecus, loài đi khắp châu Âu khoảng 10 triệu năm trước. Các hóa thạch của loài động vật này đã được khai quật ở Áo và Hungary. Sau khi tách ra khỏi cây tiến hóa mà cuối cùng dẫn đến con người, sự hiện diện của một chiếc răng Anapithecus ở Đức không hề mâu thuẫn với lý thuyết nguồn gốc loài người đi ra từ châu Phi. Đây vẫn là một khám phá hy hữu và có vẻ như khẳng định sự có mặt của họ pliopithecoid lớn – Anapithecus cũng thuộc họ linh trưởng này - ở miền Tây nước Đức.
Chiếc răng còn lại, theo Tiến sĩ Begun, không phải của loài linh trưởng. "Cái 'răng nanh' này thực sự là một phần chiếc răng của loài nhai lại. Thật khó nói bởi vì nó bị vỡ chân răng và bị đánh bóng”. Chiếc răng này có thể thuộc về Dorcatherium, một động vật có vú - giống hươu đã biến mất hàng triệu năm trước.
Còn theo bà Maria Martinon-Torres, nhà nhân chủng học tại Đại học College London, Anh chuyên về các dấu hiệu nha khoa, các phát hiện này vẫn có thể bổ sung cho chúng ta kiến thức về các loài linh trưởng cổ đại mặc dù nó không phải của hominin – một loài liên quan chặt chẽ đến con người.
"Tôi nghĩ rằng những chiếc răng này là của một loài linh trưởng rất già. Nhưng không phải là của một hominin". Bà Torres cũng phản đối ý kiến rằng chiếc răng này trông giống như thuộc về Lucy. "Tôi không thấy sự giống nhau chút nào”.
Tuy nhiên, theo bà Torres, những phát hiện này vẫn thật "thú vị". Chúng có thể giúp lấp đầy "khoảng trống lớn" trong kiến thức của chúng ta về sự hiện diện của linh trưởng ở châu Âu hàng triệu năm trước. "Đây là một phát hiện rất hay, chúng được bảo vệ tốt, chúng rất quan trọng trong hồ sơ hóa thạch”.
Về việc liệu có thể viết lại lịch sử loài linh trưởng, bà Torres, so sánh cây tiến hóa với việc cải tạo một ngôi nhà: "Tôi không thích ý tưởng viết lại lịch sử. Chúng ta đang làm việc với một tòa nhà có kết cấu khá vững chắc, và chúng ta tiếp tục làm thêm phòng, thay đổi hình dáng của căn phòng. Tôi không nghĩ rằng điều này có nghĩa là chúng ta “đột nhiên phá hủy tòa nhà và phải bắt đầu lại”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull tấn công ngựa đua và cái kết không ngờ
CLIP: Bị báo săn truy sát, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn để chạy thoát thân
CLIP: Cầy mangut dũng cảm đánh bại đàn chó hoang để bảo vệ gia đình
CLIP: Cuộc chiến sinh tử, cầy Mangut hạ gục rắn hổ mang Nam Phi trong nháy mắt
CLIP: Màn săn, cướp mồi đỉnh cao như phim hành động Mỹ của báo săn, linh cẩu và sư tử
CLIP: Phi thân táp rắn hổ mang chúa, rắn ráo nhận cái kết khó tin