Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến?
"Cụ" cây rùa cổ tuổi hơn 10 đời người hiếm có khó tìm ở An Giang / Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt
Cây Neelakurinji, thường được gọi tắt là Kurinji thuộc chi Thuỳ hoa (Strobilanthes) có chừng 350 giống cây có hoa, trong đó 59 loài có ở khắp bán đảo Ấn Độ.
Chúng được liệt vào một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới bởi Neelakurinji có màu tím mộng mơ và lãng mạn, cứ 12 năm mới nở một lần. Vậy nên chúng còn được biết đến tên loài hoa nở theo chu kỳ của sao Mộc.
Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh?
Mỗi bụi cây chỉ sinh ra quả một lần sau khi nở hoa, sau đó cây sẽ chết. Cần mất một khoảng thời gian để các hạt mới nảy nở, phát triển.
Neelakurinji sống ở Kerala, nơi nổi tiếng về các loại cây cỏ nhiệt đới, về những bãi biển yên bình và những dòng sông, có thị trấn Munnar lặng lẽ nằm trong dãy núi Tây Ghats.
Neelakurinji nở rộ rất nhiều, và mọc ở những khu vực được bảo hộ Kurinjamala, nằm cách Munnar chừng 45 km.
Nó trải thảm những triền đồi, đầu tiên là màu xanh rồi dần chuyển sang màu tím khi vào cuối mùa, thường là từ tháng 8 cho tới tháng 10, chúng cần 10 ngày để nở hoa.
Cách đây vài năm, R.Mohan - một nhà hoạt động vì môi trường đã xúc động trả lời trên tạp chí Time of India rằng: "Được ngắm hoa Neelakurinji nở là điều vô cùng đặc biệt, bởi, bạn nghĩ mà xem, rất có thể lần tới tôi sẽ không còn ở đây nữa. 12 năm nữa, có khi tôi sẽ sống ở nơi nào đó khác rồi, do công việc, hoặc do hôn nhân có khi lúc đó tôi đã qua đời".
Việc nở rộ hoa cứ 12 năm một lần giúp loài cây này tăng khả năng sinh tồn, bởi sẽ có rất nhiều hạt cây được sinh ra, không thể bị kẻ thù ăn hết sạch. Điều này cũng giúp cho các bông hoa được nhìn thấy và được nghiên cứu.
Phải chờ 12 năm, đồi Munnar mới được trải một tấm thảm tím đẹp nao lòng. Một mùa hoa tưng bừng sẽ khiến các triền núi dày đặc hoa, nở thành từng hàng trên các bụi cây cao từ 30 đến 60cm, rất dễ nhận thấy khi ở trong hoặc quanh khu thị trấn.
Bởi đặc biệt nên Neelakurinji gắn bó nhiều với văn hoá Ấn Độ. Nó là bông hoa của những rặng núi xanh, biểu tượng của Muthuvan, một cộng đồng sống trong rừng tại Kerala, tin rằng bông hoa này là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn.
Và quý hơn hoa, đó chính là mật ong, thứ mật hảo hạng 12 năm mới có 1 lần, mỗi lần chúng lại có một mùi hương và vị ngọt khác nhau - mật ong Kurrinjithen.
Việc lấy được mật ong được gọi là nhiệm vụ bất khả thi bởi chúng rất quý. Chỉ có những người đàn ông của bộ lạc địa phương mới được phép lấy mật ong, và hiếm khi thứ sản phẩm này ra đến chợ. Để mua được chúng bạn phải đến vùng thảo nguyên Shola, lọt giữa những thung lũng
Dân địa phương tin rằng mật ong này có tính năng chữa bệnh tim mạch, tuy chưa có nghiên cứu nào được tiến hành bởi số lượng mật ong có được là quá ít ỏi.
Hiện nay, câu hỏi lớn nhất của các nhà nghiên cứu chính là bảo tồn hệ sinh thái của hoa Neelakurinji bởi rất có thể đến năm 2030, loài hoa này sẽ đi vào huyền thoại và chỉ còn trong trí nhớ của chúng ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?