Lời nguyền khủng khiếp của hội Hiệp sĩ dòng Đền Jacques de Molay: Vua Pháp chịu họa tuyệt tự!
Người nông dân đóng tủ gỗ từ quan tài Hoàng đế, 4 đứa con lập tức chết tức tưởi và chân tướng của cái gọi là "lời nguyền hoàng tộc" / Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh
Vào ngày 18 tháng 3 năm 1314, đại huynh trưởng hội Hiệp sĩ dòng Đền Jacques de Molay bị xử tử. De Molay lúc này chỉ là một ông lão già cả, chán nản cuộc sống và tự hào với những thành tựu từng đạt được trong quá khứ. Ông ta biết rằng bị kịch đã giáng xuống đầu các huynh đệ và chính bản thân ông ta là kết quả mà những mưu đồ nham hiểm đưa đến. Jacques de Molay cũng biết rằng vua Pháp đã quyết định tra tấn, rồi cuối cùng là xử tử những con người vô tội – các hiệp sĩ trung thành của nước Pháp. Thế nên, vào giây phút cuối đời của mình, giữa ngọn lửa thiêu, Jacques de Molay đã nguyền rủa những người có liên quan đến kết cục mà ông nhận được.
Hội hiệp sĩ dòng Đền hay hiệp sĩ dòng Đền hoặc Hiệp sĩ dòng Đền của Solomon, tồn tại trong gần hai thế kỷ Trung Cổ. Câu chuyện của họ bắt đầu vào khoảng năm 1129 khi họ trở thành một tổ chức từ thiện được các tín đồ Kito yêu quý. Nhiều người muốn gia nhập và điều này giúp hội phát triển nhanh chóng. Các hiệp sĩ của hội đều có khả năng chiến đấu thiện nghệ, họ cũng nghĩ ra một số hình thức quản lý tài chính khá sáng tạo, mà sau này được xem là hình thức sơ khai của ngân hàng hiện đại.
Đại huynh trưởng cuối cùng của Hiệp sĩ dòng Đền
Jacques de Molay sinh năm 1243, ông là đại huynh trưởng cuối cùng của Hội hiệp sĩ dòng Đền. Molay dẫn dắt dòng đền từ năm 1292 với nhiều cải cách tuyệt vời. Những câu chuyện có thật về Molay được truyền tụng khá phổ biến, nhưng không có nhiều thông tin chắc chắn về dòng tộc lẫn cuộc đời ông. Một truyền thuyết kể rằng trong chuyến ngao du qua Camino de Santiago vào cuối thế kỷ 13, ông đã để lại thanh kiếm của mình ở lâu đài Ponteferrada ở Tây Ban Nha.
Vì hội có tham gia thập tự chinh, nên họ sở hữu nhiều tiền bạc. De Molay cũng từng ở Trung Đông một thời gian dài trước khi trở thành đại huynh trưởng. Người ta đồn rằng hội đã phát hiện ra kho báu huyền thoại. Các vua chúa, quý tộc châu Âu cũng tin rằng hội hiệp sĩ rất giàu có và thậm chí là đã tìm được kho báu của vua Solomon. Nghe tin đồn này, vua Philip IV của Pháp đã đến vay tiền của hội, vì ông cho rằng mình có thể mượn bao nhiêu tùy thích mà không phải quan tâm chuyện hoàn trả. Tuy nhiên, với những người nổi tiếng về việc quản lý tiền bạc thì hội hiệp sĩ lại nghĩ khác.
Tai họa giáng xuống hội hiệp sĩ khi vua Philip IV không có ý định trả nợ. Thay vào đó, ông ta quyết định nhờ giáo hoàng Clement V giúp đỡ và vào năm 1307, nhiều thành viên trong hội hiệp sĩ bị buộc tội ở Pháp. Những màn tra tấn kinh hoàng đã khiến nhiều người bị bắt phải đưa ra lời thú nhận sai sự thật rằng hội hiệp sĩ đã thờ phụng quỷ dữ. De Molay cũng bị giáo hoàng bãi nhiệm vào năm 1307.
Các hiệp sĩ bị xử tử
Theo lệnh của vua Philip IV, các hiệp sĩ bị tra tấn theo những cách khủng khiếp nhất. Vì vậy, để không phải chịu đựng thêm đau đớn, họ đành nhận tội. Chỉ riêng Molay dũng cảm rút lại lời thú tội và vua Philip IV đã quyết định thiêu sống ông ta.
Người ta chuẩn bị những giàn thiêu để phạm nhân có thể chết nhanh chóng. Tuy nhiên, giàn thiêu dành cho Molay lại được sắp xếp để cái chết diễn ra thật chậm. Nhưng ngay sau đó, cả nhà vua và các hồng y đã phải hối hận khi làm vậy, bởi vào thời khắc cuối đời Molay đã thốt ra lời nguyền khủng khiếp cho họ.
Lời nguyền của đại huynh trưởng Jacques de Molay
Trong lúc bị thiêu sống, Molay nguyền rủa vua Philip IV, con cháu nhà vua, giáo hoàng ClementV và những ai can dự vào việc buộc tội ông ta. Molay nói rằng trong một năm và một ngày, cả vua và giáo hoàng sẽ qua đời. Hơn thế nữa, dòng giống của vua Philip sẽ không còn cai trị nước Pháp.
Lời nguyền này được cho là ứng nghiệm với giáo hoàng Clement trước. Ông ta qua đời và có truyền thuyết kể rằng khi thi thể của Clement được đặt trong nhà thờ thì có một tia sét lớn đã đánh xuống, khiến nó bị thiêu hủy hoàn toàn. Không lâu sau đó, vua Philip qua đời trong lúc đi săn. Trong khoảng thời gian từ năm 1314 đến 1328, cả ba người con trai và cháu trai của Philip đều quá đời. 14 năm sau ngày Molay bị xử tử, nhà Caped tuyệt tự - sau 300 năm tồn tại.
Lời nguyền của De Molay có thật hay không? Hay các hiệp sĩ còn sót lại của ông ta đã trả thù cho đại huynh trưởng? Không ai có thể trả lời chắc chắn. Tuy nhiên, những lời đồn đại về Molay và lời nguyền của ông ta đã khiến nhiều vương triều tại châu Âu e ngại trong việc liên minh hoặc giao thiệp với hoàng tộc bị nguyền rủa của nước Pháp.
Một câu chuyện truyền cảm hứng
Truyền thuyết về lời nguyền của Molay đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, tiểu biểu là loạt tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Maurice Druon (The Accursed Kings). Bộ sách được xuất bản từ năm 1955 đến năm 1977 và nhận được nhiều đánh giá cao nhờ những miêu tả chân thực về thời đại của Molay. Sách cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh và miniseries.
Năm 2001, Barbara Frale, một nhà nghiên cứu cổ văn tự học người Ý làm việc tại Vatican Secret Archives đã phát hiện ra tài liệu có tên Chinon Parchment. Nội dung tài liệu có đề cập đến việc vào năm 1208, giáo hoàng Clement V đã xá miễn cho Jacques de Molay cùng các thành viên còn lại của hội hiệp sĩ khỏi những cáo buộc từ Tòa án dị giáo. Sáu năm sau đó, Vatican công bố tài liệu dưới dạng phiên bản giới hạn 800 bản.
Năm 2011, giáo hoàng Benedict XVI đã xin lỗi vụ xử tử De Molay cũng như thừa nhận rằng ông ta là nạn nhân của những lời buộc tội dối trá. Hàng thế kỷ sau vụ án các hiệp sĩ dòng Đền, Vatican đã thừa nhận rằng giáo hoàng từng ủng hộ cho các hung thủ, dù các hiệp sĩ vô tội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách