Manh mối về nhiệm vụ kỹ thuật cuối cùng trước khi MH370 mất tích
Bí ẩn không kém MH370: Máy bay Mỹ biến mất 70 năm không dấu vết / Giả thuyết chấn động mới về số phận của MH370
Hơn một thập niên sau khi máy bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3/2014 mang theo 239 người, phi công Simon Hardy đã chỉ ra một manh mối dựa vào kế hoạch bay và nhật ký kỹ thuật của chuyến bay.
Ông Hardy là một phi công lái Boeing 777 người Anh và từng hợp tác với Cục An toànGiao thôngAustralia trong quá trình tìm kiếm MH370 vào năm 2015.
Theo ông, kế hoạch bay và nhật ký kỹ thuật của Malaysia Airlines tiết lộ những thay đổi vào phút cuối trước khi máy bay cất cánh. Theo đó, cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã yêu cầu MH370 mang thêm 3.000kg nhiên liệu và bơm thêm lượng ôxy cho duy nhất khu vực buồng lái máy bay, một điều không cần thiết.
Một mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy hồi năm 2015 (Ảnh: Reuters)
Phi công Hardy cho rằng đây là 2 trong số những manh mối cho thấy ông Zaharie Ahmad Shah dường như đã cố tình muốn chiếc MH370 "đi vào quên lãng".
Ông Hardy cho biết: "Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ khi nhiệm vụ kỹ thuật cuối cùng được thực hiện trước khi MH370 mất tích là bổ sung ôxy cho buồng lái máy bay chứ không phải dành cho khoang hành khách".
Ông cho rằng, đây là một manh mối rất kỳ lạ và ông không thấy có lý do chính đáng cho một sự thay đổi như vậy.
Giống như nhiều giả thuyết khác được công bố trước đó, ông Hary nghi ngờ cơ trưởng MH370 có thể đã giảm áp suất trong cabin khiến hành khách bất tỉnh rồi điều khiển để chiếc MH370 lao xuống biển.
Theo ông Hardy, việc thiếu dưỡng khí ở phía sau máy bay có thể khiến phi hành đoàn và hành khách bất tỉnh, cho phép ông Zaharie Ahmad Shah - người có lượng ôxy bổ sung - thực hiện kế hoạch đã định trước mà không bị cản trở.
Ngoài ra, lượng nhiên liệu được thêm vào trước khi máy bay cất cánh dường như sẽ cho phép cơ trưởng có thêm 30 phút bay, để có thể cố tình làm rơi chiếc phi cơ.
Ngoài ra, ông Hardy cho rằng mảnh cánh được tìm thấy trên đảo Reunion cho thấy có một phi công vẫn còn hoạt động cho đến khi máy bay rơi xuống.
"Nếu cánh tà bị hạ xuống, tức là có người đã di chuyển cần gạt và đó là người biết rõ mình đang làm gì. Tất cả đều chỉ ra cùng một kịch bản", ông nêu giả thuyết.
Theo ông, cơ trưởng MH370 có thể đã "lên kế hoạch tỉ mỉ" về thời điểm xảy ra vụ tai nạn và tránh để lại dấu vết cặn nhiên liệu trên bề mặt đại dương. Đây là dấu vết cho biết điểm đến cuối cùng của máy bay.
Kết hợp với thông tin từ hệ thống vệ tinh, ông Hardy tin rằng đã tính toán được vị trí của chiếc máy bay rơi xuống - ngay bên ngoài khu vực tìm kiếm chính thức vòng cung thứ 7 - tại Vùng đứt gãy Geelvinck phía Nam Ấn Độ Dương, một rãnh dài hàng trăm km.
Tuy nhiên, các thông tin mà ông Hardy mới đang ở dạng giả thuyết và chưa có bằng chứng cụ thể để chứng minh. MH370 vẫn được xem là một trong những vụ mất tích hàng không bí ẩn nhất từ trước tới nay.
Nhiều cuộc tìm kiếm đã được thực hiện và nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng tới nay vẫn tung tích chiếc máy bay vẫn là ẩn số, ngoại trừ một số mảnh vỡ được cho là thuộc về máy bay ở Ấn Độ Dương.
Chính phủ Malaysia hồi đầu tháng tuyên bố sẽ mở lại cuộc tìm kiếm MH370 nếu có đủ bằng chứng cụ thể. Công ty Ocean Infinity của Mỹ đã đề xuất kế hoạch tìm máy bay với cơ chế "không tìm thấy, không thu tiền phí".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?