Khám phá

Mãnh tướng Tam Quốc: Cung thủ siêu phàm Hoàng Trung

Hoàng Trung thuộc Ngũ hổ tướng nhà Thục, nổi tiếng với tài bắn cung chính xác trong truyện "Tam Quốc Diễn Nghĩa".

Độc thần kiếm và những vũ khí lợi hại của danh tướng Tây Sơn / Top 12 đại tướng tài ba nhất lịch sử Trung Quốc: Bất ngờ với vị trí của Quan Vũ

"Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm", các nhân vật võ tướng trong Tam Quốc là những người có sức địch muôn người, kỹ nghệ tinh xảo... Hãy cùng tìm hiểu về một số võ tướng có khả năng võ thuật cao thủ, bên cạnh những Quan Vũ, Trương Phi đã được nhiều người biết tới.

Người ta thường nói "mắt mờ chân chậm" khó chơi giỏi được thể thao. Tuy nhiên vẫn có những người dù tuổi cao nhưng sức không hề yếu và họ thậm chí còn cực kỳ xuất sắc ở độ tuổi ông lão bà lão.

Hubert Van Innis, tay cung huyền thoại người Bỉ đã từng giành HCV Olympic ở tuổi 54, độ tuổi nhiều người không còn minh mẫn. Trong Tam quốc cũng có một cung thủ siêu phàm dù tuổi đã rất cao, người đó không ai khác ngoài Hoàng Trung - một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị.

Quan Vân Trường tha chết, bước ngoặt khiến Hoàng Trung về với Lưu Bị

Hoàng Trung (145-221) tự Hán Thăng quê ở quận Nam Dương thuộc Kinh châu (Trung Quốc). Trong Tam Quốc ông được ví như là một lão tướng có sức khỏe, tài năng chẳng thua kém ai. Trước khi "đầu quân" cho nhà Thục của Lưu Bị, ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ huyện Du thuộc quận Trường Sa.

Mãnh tướng Tam Quốc: Cung thủ siêu phàm Hoàng Trung - 1

Phác họa về hình ảnh vị tướng Hoàng Trung nhà Thục

Lưu Bị mến mộ tài năng của lão tướng Hoàng Trung, nhiều lần ngỏ ý muốn mời nhưng vị tướng già nhất định không theo. Trận chiến tại Trường Sa giữa Quan Công và Hoàng Trung là bước ngoặt mở ra cơ hội cho Lưu Bị có được lão tướng dũng mãnh sức địch muôn người.

Sau nhiều hiệp giao tranh bất phân thắng bại, Quan Vân Trường giả thua dụ Hoàng Trung đuổi theo rồi vung đao bắt sống đối thủ, tuy nhiên vì mến mộ tài năng nên Quan Công không giết lão tướng. Nợ đối thủ một mạng, ngày hôm sau khi hai bên nghênh chiến, Hoàng Trung bắn rụng dải mũ trên đầu Quan Vân Trường với hàm ý tha chết, hai bên không còn nợ gì nhau.

Cũng bởi lý do trên Hoàng Trung bị nghi có thông đồng với Quan Vũ nên bị ra lệnh chém đầu nhưng ông được Ngụy Diên phá pháp trường cứu sống. Trước biến cố đó Lưu Bị, Quan Vũ nhiều lần gặp thuyết phục Hoàng Trung, cuối cùng vị tướng già đã đồng ý theo nhà Thục.

Hoàng Trung bắn tên bách phát bách trúng

Theo nhiều sách ghi lại, câu nói "bách phát bách trúng" dùng để mô tả những cú bắn chính xác tuyệt đối của Hoàng Trung, tài nghệ của ông làm chúng ta nhớ tới Hoa Vinh vị tướng có tài bắn cung chính xác trong truyện "Thủy Hử" về sau.

 

Nói về tài năng bắn cung chính xác của ông, ví dụ đơn cử nhất là lần lão tướng già bắn rụng dải mũ trên đầu Quan Vân Trường ở khoảng cách vài trăm thước. Ngoài tài năng bắn cung, ông còn dùng giáo nhuần nhuyễn.

Trong lần đầu ra mắt nhà Thục năm 219, đánh quân Tào ở núi Định Quân. Hoàng Trung khí thế hừng hực tiên phong dẫn quân. Ông chém chết Hạ Hầu Uyên, danh tướng của Tào Tháo lập công ra mắt, ngay sau đó ông được Lưu Bị phong làm Hậu tướng quân, ban tước Quan Nội Hầu.

Ông là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Năm 220, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. Hoàng Trung dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô.

Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết bộ tướng của Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Quan Hưng, Trương Bào đến khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe.

 

Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung rượt theo, rồi bị trúng tên ông được Quan Hưng, Trương Bào đưa về trại đến nửa đêm thì tắt thở. Cuộc đời của Hoàng Trung gắn liền với cây cung, mũi tên và khi chết ông cũng ra đi vì mũi tên ứng với câu nói "sinh nghề tử nghiệp".

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm