Khám phá

Một loại "vật thể tối" có thể đã đem sự sống đến Trái Đất

Một loại vật thể khó định nghĩa có thể tồn tại đông đảo hơn nhiều so với tính toán trước đây và là những chuyến tàu vũ trụ mang sự sống.

Tục lệ sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn ở Trung Quốc / Cao thủ cầm đầu băng đảng mạnh nhất giang hồ, vì sao võ công chỉ ngang ngửa Dương Quá thời trẻ?

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Darryl Seligman từ Đại học bang Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra 7 vật thể khó định nghĩa mới, những thứ được biết đến với biệt danh "sao chổi tối".

Một loại "vật thể tối" có thể đã đem sự sống đến Trái Đất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa về vật thể được gọi là "sao chổi tối" - Ảnh: NICOLE SMITH/ĐẠI HỌC MICHIGAN

Sao chổi tối mang đặc tính của tiểu hành tinh nhưng lại hoạt động tương tự như sao chổi nên không thể phân định rõ ràng chúng là cái gì trong 2 loại vật thể thiên văn cơ bản nói trên.

Bảy sao chổi tối vừa được phát hiện đã nâng tổng số sao chổi tối từng được nhân loại biết đến lên 14 cái. Và đó không phải tất cả.

Các nhà khoa học Mỹ tin rằng chúng đông đảo hơn chúng ta nghĩ, bao gồm 2 loại và có vai trò rất đặc biệt với thế giới của chúng ta ngày nay.

"Những vật thể này đại diện cho một lớp vật thể trong hệ Mặt trời có thể đã cung cấp cho Trái Đất những vật chất cần thiết cho sự phát triển của sự sống như các chất dễ bay hơi và chất hữu cơ" - TS Seligman cho biết.

Vì sao chổi tối không có đuôi như sao chổi bình thường nên bằng chứng rõ ràng nhất để xác định chúng là gia tốc của các vật thể này khi di chuyển trong không gian.

 

Nhà thiên văn học Davide Farnocchia đến từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA, đồng tác giả, cho biết thứ khiến các vật thể này tăng tốc trong không gian mà không có hiện tượng thăng hoa có thể là lực hấp dẫn hoặc hiệu ứng Yarkovsky.

Hiệu ứng Yarkovsky một sự thay đổi trong quỹ đạo được tạo ra bởi sự tương phản về ánh sáng và nhiệt độ. Khi một vật thể tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, một phần năng lượng ánh sáng sẽ bị hấp thụ, làm nóng bề mặt của vật thể và tạo ra phát xạ nhiệt dưới dạng các photon.

Bằng cách phân tích khả năng phản xạ và quỹ đạo, các tác giả cũng phát hiện ra rằng hệ Mặt trời của chúng ta chứa hai loại sao chổi tối khác nhau.

Một loại sống trong khu vực bên trong quỹ đạo của Sao Hỏa. Chúng có xu hướng nhỏ hơn, dưới khoảng vài chục mét, với quỹ đạo gọn và tròn quanh Mặt Trời.

Loại còn lại hỗn loạn hơn một chút. Quỹ đạo của chúng có hình elip thuôn dài, di chuyển ra xa gần bằng Sao Mộc và có khi lại gần Mặt Trời hơn cả Sao Thủy.

 

Chúng cũng lớn hơn loại thứ nhát, đạt kích thước lên đến hàng trăm mét.

Ngoài ra, rất có thể các sao chổi tối từ các hệ sao khác cũng từng ghé thăm chúng ta, mà Oumuamua - thứ được tranh cãi là tiểu hành tinh hay tàu vũ trụ của người ngoài Trái Đất - là ví dụ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm