Mọi người đều biết rằng sự lão hóa của con người là không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Nhật Bản và Thụy Sĩ là những quốc gia hàng đầu về tuổi thọ trung bình cho cả hai giới, với trung bình 83,5 năm.Tuổi thọ dài nhất của con người được ghi nhận chính thức đến từ miền Nam nước Pháp là một phụ nữ tên Jeanne Louise Calment, người đã sốngtới 122 năm.
Tuy nhiên, lịch sử có ghi nhận lại một câu chuyện về người đàn ông ở Trung Quốc đã sốngtới hơn 200 tuổi.Mặc dù vẫn còn rất nhiều thông tin trái chiều nhưng vẫn có rất nhiều những câu chuyện, tin đồn lan khắp nơi và thậm chí còn lên cả tạp chí nước ngoài như New York Times.
Theo một bài báo đăng tải trên New York Timesnăm 1930, tên của người đàn ông là Li Ching-Yuen (Lý Thanh Nguyên) đãsống tới256 tuổi.
Năm 1928, giáo sư Wu-Chung Chieh của trường đại học Thành Đô đã phát hiện ra tài liệu chúc mừng sinh nhật lần thứ 150 của ông Lý Thanh Nguyên vàonăm 1827, và thậm chí có nhiều tài liệu chúc mừngsinh nhật lần thứ 200 của ông vào năm 1877.
Dựa trên một số tài liệu ghi chép, ông Lýsinh năm 1677 tại Kỳ Giang, Tứ Xuyên và mất vào năm 1933. Ông là một học giả về y học cổ truyền Trung Quốc vào cuối triều đại nhà Thanh.
Cha ông là một nông dân thường đi lấy thuốc về kiếm sống. Khi trưởng thành, Lý Thanh Nguyên giống như cha mình bắt đầu đi lang thang khắp nơi. Trong vòng 60 năm, ông đã đi quá một nửa Trung Quốc. Đến bất cứ đâu, ông cũngthu thập những thảo dược kết hợp với việc bán thuốc, tìm hiểu về phong tục tập quán và đặc biệt là sức khỏe của người trung niên, cao tuổi.
Năm 1749, ông Lý đã 72 tuổi nhưng vẫngia nhập quân độivới tư cách là một huấn luyện viên võ thuật. Tương truyền rằng trong suốt cuộc đời,ông đã kết hôn với 23 bà vợ đã sinh ra 180 trẻ em.Bản thân ông cũngluôn có sức khỏe tốt và hiếm khi bị bệnh. Rất nhiều người tò mò về bí quyết sống thọ của ông.
Năm 1927, vị tướng quân tên Yang-senởTứ Xuyên lúc đó vì tò mò về bí mật trường thọ của ông Lý nên đãmời ôngđến với tư cách là khách. Ông Lý Thanh Nguyên đã nói với tướng quânvề chế độ chăm sóc sức khỏe của ông rất chi tiết. Bị thu hút sâu sắc về ông Lý nên tướng quânđã cho chụp một bức ảnh chân dung của ông.
Mô tả về bí mật tuổi thọ của mình, ông Lý nói gọn lại trong 9 từ: "Ngồi như rùa, đi như chim, ngủ như chó", đồngthời duy trì tư duy hòa bình.Ông mô tả các yếu tố mà tuổi thọ cần có từ bốn khía cạnh: ngồi, đi, ngủ và tâm lý.
Năm 1928, ông Lý cũng viết một cuốn sách tên"Bí mật của sự bất tử". Trong đó ông chia sẻ một bí quyết khác giúp ông duy trì tuổi thọ đó là tập khí công.Ông đã đề xuất phương pháp"linh hoạt, hài hòa vàhòa hợp âm dương"để tập thể dục và thực hiện3 thói quen:
1. Ăn chay trong một thời gian dài;
2. Giữ tâm lýbình tĩnh;
3. Uống tràthảo dượcquanh năm.
Các đệ tử của ông Lý cũng kể lại rằng thường thấy ôngchỉ ngồi trong phòng, thiền định và thực hành các kỹ thuật thở.
Theoghi chép lịch sử,thói quen sống của ôngLýkhác với người bình thường. Ôngkhông uống rượu hay hút thuốc, ăn uống đầy đủ và đi ngủ sớm. Khi ông ngủ, ông nhắm hai mắt, đặt tay chạm tới đầu gối, ngẩng thẳng đầu và không di chuyển trong vài giờ.
Ông cũng có thói quen dùng một ống trẻ nhỏ gắn vào ngón tay để bảo vệ móng. Khi móng dài, ông sẽ cắt bớt và cất phần móng thừa vào hộp. Bình thường ông rất ít nói và chỉ khi nào cần mới nói.
Cho đến nay những câu chuyện về ông vẫn được lưu truyền khắp nơi. Vẫn có rất nhiều người tranh cãi về việc liệu có tồn tại một người thực sự sống tới hơn 200 tuổi hay không nhưng các chuyên gia đều tin rằng con người nếu duy trì lối sống tốt, lành mạnh thì có thể tăng tuổi thọ của bản thân. Dù vậy việc có thể duy trì tới 200 tuổi hay không vẫn là một câu hỏi.
Con người có thể sống lâu tới cỡ nào?
Năm 2016, một nhóm các nhà khoa học tuyên bố trong một bài đăng trên tạp chíNaturerằng tuổi thọ con người có thể cao hơn mức 115 năm. Tuy nhiên vào tháng 6 năm nay, một nhóm nghiên cứu khác nhận định rằng "con người không có giới hạn tuổi", nếu được sống trong những điều kiện tối ưu.
Trong các nghiên cứu trên động vật suốt vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã bắt đầu hiểu được các quá trình xảy ra ở cấp độ phân tử và tế bào gây ra sự suy thoái ở tuổi già.
Trong một bài tiểu luận trên tạp chí JAMA tháng trước, Tamara Tchkonia và tiến sĩ James L. Kirkland đến từ bệnh viện Mayo (Mỹ) đã phân loại quá trình này thành bốn nhóm: tổn thương mãn tính; rối loạn chức năng tế bào; thay đổi trong tế bào gốc khiến thất bại trong việc tái tạo mô; và cuối cùng là lão hóa tế bào, sự tích tụ trong mô tế bào lão hóa đi kèm với bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào già cỗi sẽ tiết ra các protein, chất béo và một số chất khác làm tăng tình trạng tổn thương và phá hủy mô. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, khi cấy các tế bào này vào khớp gối của những con chuột khỏe mạnh sẽ gây nên tình trạng tương tự như bệnh viêm xương khớp ở người.
Theo S. Jay Olshansky, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Illinois (Mỹ), ông cho rằng nên có giới hạn về tuổi thọ của con người - khoảng 85 năm là đủ.
"Các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả bộ não, không được thiết kế để sử dụng lâu dài. Chúng ta đang thấy những hệ lụy của việc tăng thời gian sống, đó là sự gia tăng của bệnh Alzheimer, mất trí nhớ, các vấn đề về khớp và hông, mất khối lượng cơ bắp", giáo sư Olshansky cho biết.
Ông là người chủ trương kéo dài tình trạng sống khỏe, chứ không phải là tuổi thọ. Ông chia sẻ thêm rằng tất cả chúng ta rồi sẽ phải chết đi và không hề có nhà khoa học chân chính nào tin vào sự bất tử.
Các tế bào lão hóa rất ít xuất hiện ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, tuy nhiên sau 60 tuổi, chúng bắt đầu tích lũy với số lượng ngày càng nhiều, đồng nghĩa với đó là xuất hiện tình trạng bệnh tật của tuổi già.