Những hủ tục đáng sợ chà đạp người phụ nữ
Kỳ lạ: Nơi còn lưu giữ hủ tục mai táng người chết kéo dài vài tháng trời / 'Ngỡ ngàng' trước bộ lạc có hủ tục đục mũi phụ nữ
Nepal, hủ tục Chhaupadi chết chóc với "túp lều kinh nguyệt"
Mới đây, cảnh sát Nepal vừa bắt giữ một người đàn ông liên quan đến vụ một phụ nữ thiệt mạng bên trong cái gọi là "túp lều kinh nguyệt".
Cô Parpati Buda Rawat, 21 tuổi bị phát hiện chết ngạt sau khi đốt lửa sưởi ấm bên trong lều hôm 2/12/2019. Người bị bắt là anh rể của nạn nhân.
>> Xem thêm: "Kinh hãi" bộ móng tay nguy hiểm nhất thế giới
Lều kinh nguyệt, '"án tử" cho phụ nữ ở Nepal. |
>> Xem thêm: Bộ tộc có cách làm đẹp kỳ lạ khiến người đối diện không khỏi rùng mình
Theo hủ tục này, phụ nữ bị ép buộc ra khỏi nhà,sống một mình ở nơi heo hút khi tới chu kỳ hoặc vừa sinh con. Ngoài ra, họ còn bị cấm uống sữa và dùng một số thức ăn, chạm vào một số biểu tượng tôn giáo và nam giới. Điều đáng nói là những ngôi lều trên có thể giá rét bên trong và những phụ nữ tại đó có thể bị tấn công bởi thú dữ, bị rắn cắn hoặc bị cưỡng hiếp.
Theo thống kê, ít nhất 3 phụ nữ thiệt mạng bên trong "túp lều kinh nguyệt" tại Nepal trong năm nay. Bi thảm nhất là trường hợp một phụ nữ chết ngạt cùng với 2 con nhỏ của mình.
Một số nhà hoạt động hoan nghênh vụ bắt giữ trên nhưng thừa nhận vẫn còn một chặng đường dài để xóa bỏ triệt để.
>> Xem thêm: Phát hiện loài người lai chưa từng biết đến ở châu Á
Indonesia, tục đục răng của phụ nữ Mentawai
Một pháp sư sẽ đục răng cho phụ nữ mà không hề có bất kỳ sự hỗ trợ giảm đau nào. |
>> Xem thêm: Khó tin với vùng đất có 1/3 phụ nữ mang gene loài người khác
Nếu như phụ nữ Trung Quốc bó chặt đôi chân đếnbiến dạngđể đạt được đến chuẩn mực của cái đẹp thì những người phụ nữ ở Indonesia có kiểu làm đẹp rùng rợn không kém cạnh gì.
Một pháp sư địa phương sẽ mài chiếc đục thật sắc để đục răng cho phụ nữ mà không hề có bất kỳ sự can thiệp nào của y học để giúp giảm đau trong quá trình đục. Những người phụ nữ nơi đây luôn tự tin nếu họ sở hữu một bộ răng sắc nhọn. Những chiếc răng sắc nhọn không chỉ giúp mang đến sự tự tin về nhan sắc, mà còn giúp họ nhai thức ăn dễ dàng hơn.
Quá trình làm sắc răng khiến những người phụ nữ của bộ tộc này rất đau đớn, nhưng không vì thế mà ngăn cản được họ làm điều đó. Rất may dù chưa được xóa bỏ triệt để nhưng ngày nay, tục lệ này không còn phổ biến nữa.
Mauritania, ép cô dâu ăn tới béo phì để gia đình chồng rước nhiều vận may
>> Xem thêm: Sự thật ngã ngửa về một "loài người khác" cổ xưa và khổng lồ
Phụ nữ bị buộc phải ăn cho tới khi đạt đến thân hình "chuẩn" mới lấy được chồng. |
>> Xem thêm: Bí ẩn về sức mạnh của những người mang gene khác loài ngay trong chúng ta
TạiMauritania, tiêu chuẩn của cái đẹp chính là béo, béo mới là biểu tượng của vẻ đẹp thuần khiết. Đặc biệt là trong hôn nhân, một người phụ nữ có thân hình đẫy đà sẽ được coi là điềm may mắn cho gia đình nhà chồng. Chính bởi lý do đó mà phụ nữ nơi đây phải khổ sở vì chuyện ăn uống. Bởi họ sẽ buộc phải ăn cho tới khi đạt đến thân hình "chuẩn".
Điều này dẫn tới một hệ lụy liên quan tới sức khỏe, như đau tim, suy thận, tiểu đường và rạn nứt xương khớp thậm chí dẫn đến tử vong. Cơ thể họ cũng không phát triển cân đối: bụng, mặt và ngực phát triển rất nhanh, trong khi chân tay lại rất nhỏ.
Việc tăng cân đột ngột như thế sẽ đẩy nhanh quá trình dậy thì ở các bé gái, dẫn tới tình trạng kết hôn sớm và những câu chuyện liên quan tới bạo hành gia đình diễn ra phổ biến ở đất nước này.
>> Xem thêm: Phát hiện về sự tồn tại của người cổ đại bên ngoài châu Phi đã đến Trung Quốc 2.1 triệu năm trước
Ấn Độ, tảo hôn - địa ngục trần gian với trẻ em
Mỗi năm ở Ấn Độ có khoảng 3 triệu bé gái bị ép kết hôn sớm. |
Tảo hôn vốn là một tập tục hôn lễ cổ xưa của Ấn Độ, chỉ những trường hợp kết hôn màtrong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì). Những đám cưới của tục tảo hôn thường tổ chức trùng với dịp lễ hội Akkha Teej, một lễ hội của mùa hè mà theo người Ấn là mùa cưới hỏi. Sau lễ cưới, các cô dâu nhí vẫn ở nhà cha mẹ đẻ và chỉ đến ở nhà chồng khi đã trưởng thành.
Thế nhưng tảo hôn theo thời gian đã biến tướng, dẫn tới nhiều bi kịch đau lòng.
Theo thống kê, mỗi năm ở Ấn Độ có khoảng 3 triệu bé gái bị ép kết hôn sớm, tỷ lệ những bé gái từ 14-16 tuổi phải mang thai và tử vong trên bàn mổ ngày càng tăng, tỷ lệ tội phạm liên quan tới bạo hành gia đình và lạm dụng trẻ em cũng ngày càng đáng báo động.
Liên Hợp Quốc đã thống kê (năm 2011), có hai mươi quốc gia có nạn tảo hôn phổ biến nhất, trong đó Ấn Độ có tỷ lệ tảo hôn trên 40%. Chính phủ Ấn Độ đã đưa lệnh cấm tập tục này. Tuy nhiêntảo hôn vẫn diễn ra âm thầm ở nhiều nơi như miền Trung và Tây Ấn.
Tục “cướp vợ” ở Việt Nam, biến tướng trở thành hủ tục hôn lễ cần được loại bỏ
"Cướp vợ" vốn là một mỹ tục lâu đời nhưng hiện nay đã bị biến tướng nhiều, có yếu tố cấu thành tội phạm. |
Vốn dĩ, tục "cướp vợ" là một mỹ tục lâu đờicủa người H’Mông, Thái và những dân tộc miền cao ở Tây Bắc. Tập tục thể hiện sự tự do hôn nhân, mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị ràng buộc bởi sính lễ.
Nhưng theo thời gian, tục “cướp vợ” xuất hiện nhiều biến tướng, có yếu tố cấu thành tội phạm. Nhiều cô gái không chấp nhận tình yêu của chàng trai nhưng vẫn bị bắt về một cách thô bạo, cưỡng ép trở thành vợ người mình không yêu. Chưa kể tới “cướp vợ” còn là một biến tướng của “tảo hôn”, khi mà có những cô gái bị cướp về nhà chồng còn chưa đủ tuổi vị thành niên. Những trường hợp cưỡng ép này đa phần chấp nhận hiện thực, nhưng cũng có những trường hợp cô gái không chịu được uất ức mà lựa chọn ăn lá ngón tự tử.
Đáng nói, lợi dụng tục “cướp vợ” nhiều “trai lạ” ở các bản khác hoặc vùng khác còn đến bắt vợ với mục đích cá nhân, nhiều trường hợp liên quan tới cả nạn buôn người ở biên giới.
Những hủ tục trên chưa thể xóa bỏ triệt để một phần vì đã hằn sâu vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của các cộng đồng. Và cuối cùng, nạn nhân vẫn là những phụ nữ vô tội.
Clip có thể bạn quan tâm:
End of content
Không có tin nào tiếp theo