Rùng mình với thứ mật ong chết người, có thể khiến cả đoàn quân phát điên
Bất ngờ vì tổ ong “khủng”, diện tích tới 1m2 đóng giữa vườn nhà / Kinh dị loài ong biến con mồi thành 'xác sống'
Có thể bạn chưa biết, mật ong có rất nhiều loại, và chẳng loại nào giống loại nào. Dù cùng một giống ong, nhưng mỗi loài hoa có thể cho ra loại mật khác. Có mật ngọt, mật đắng, thậm chí có loại còn giống mùi...nước tiểu mèo.
Và thậm chí, có những loại mật còn mang độc tính rất cao, có thể gây chết người. Mật ong điên là một trong số đó.
Mật ong "điên" là như thế nào?
Đây là loại mật được lấy từ mật hoa của cây Rhododendron ponticum (một loài thuộc chi Đỗ quyên) và một số cây có độc tính cao khác. Mật "điên" thường xuất hiện tại Bắc Mĩ, châu Âu, miền Đông biển Đen, Nepal và Nhật Bản.
Loại mật này có vị đắng hơn mật thường. Mật độc hơn khi được thu hoạch vào mùa xuân vì đây là mùa nở hoa của giống đỗ quyên.
Loài hoa mang sắc tím này là nguồn gốc của thứ mật ong chết người
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, người dùng có thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Và tronglịch sử chiến tranh, thứ mật ong chết người này từng được sử dụng như một loại vũ khí hữu hiệu.
Thứ vũ khí khiến cả đội quân phát cuồng
Có khá nhiều đội quân từng là nạn nhân của thứ mật ong này, như quân đội của Xenophon - tướng lĩnh Hy Lạp vào năm 401 TCN.
Nhà sử học Adrienne Mayor từ ĐH Stanford người có nhiều công trình nghiên cứu về vũ khí sinh hóa, thuật lại: "Vào năm 401 TCN, Xenophon đã dẫn đầu đoàn quân một vạn người Ba Tư trở về quê nhà. Trên đường hành quân, binh đoàn của ông nghỉ chân tại vùng Pontus trên bờ biển Đen, phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ."
"Tại đây, binh lính tìm được rất nhiều tổ ong nên đã lấy mật ra để uống."
Không lâu sau, Xenophon sững sờ khi phát hiện nhiều binh lính của mình phát điên rồi gục ngã, trong khi số khác thì tê dại và mất hết sức chiến đấu. May thay, đội quân của Xenophon đã kịp tỉnh táo trở lại trước khi quân địch tràn tới.
Pompey - vị tướng La Mã cổ thì không được may mắn như vậy.Năm 65 TCN, Pompey dẫn đoàn quân của mình tới đúng Pontus, nơi năm xưa lính của Xenophon gặp nạn. Họ cũng tìm được rất nhiều tổ ong và thu lấy mật, mà không biết rằng đó là bẫy của địch.
Trong cơn váng vất, hơn một nghìn quân La Mã đã bị phục kích và giết hại.
Đoàn quân của Pompey phải nếm trải một thất bại "ngọt ngào".
Thứ vũ khí ngọt ngào này còn có một "biến tấu" là rượu mật ong. Rượu được làm từ mật ong lên men với nước, trộn thêm hoa quả và các gia vị. Và một lần nữa tại chính nơi ghi dấu vết xe đổ của Xenophon và Pompey, rượu mật ong được mang vào cuộc chiến.
Theo bà Mayor, trong chiến tranh hiện đại, chiêu thức này vẫn không mất đi tác dụng. "Kịch bản là nhờ đồng minh biếu quân địch thực phẩm, còn quân mình thì phục kích rồi lao ra tấn công khi địch trúng độc." – bà nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách